fbpx

Cân bằng trạng thái tinh thần với Khí công Himalaya

Khí công Himalaya không chỉ rèn luyện sức khỏe, mà còn là nơi để học viên tìm về chốn yên bình.

Cuộc sống đã lắm bộn bề, nếu không tìm được nơi thanh tịnh cho tâm hồn thì sẽ khó tìm ra lối thoát. Khí công Himalaya không chỉ rèn luyện sức khỏe, mà còn là nơi để học viên tìm về chốn yên bình.

Nguồn gốc và Nền tảng triết lý của Khí công Himalaya

Nhiều học viên khi đến với Khí công Himalaya cũng đã tầm trung niên, từ 35 tuổi trở lên và hầu hết đều thổ lộ sự nuối tiếc vì “giá như mình có ý thức được sự quan trọng của sức khỏe để tập luyện sớm hơn…”

Ban cán sự của Khí công Himalaya vẫn nửa đùa nửa thật với các học viên rằng: “Đa phần chúng ta thuở trẻ bán sức để kiếm tiền. Điều này dễ vì hầu như ai cũng làm được. Nhưng về già lại mang hết số tiền kiếm được đi mua sức khỏe. Nhưng mua làm sao được nữa..? Thế nên có tiền rồi mới định hối lộ Thần Chết. Khổ nỗi thằng cha đấy nó lại chằng thích tiền”.

Trưởng bộ môn Khí công Himalaya Trần Hoài Văn

Chuyện một kiếp người, kiếp nhân sinh. Sinh ra làm người, ai cũng có nỗi khổ của riêng mình… Nhưng bao trùm lên tất cả, ấy là sự nhọc nhằn mưu sinh. Chúng ta cứ tưởng làm để sống, nhưng vì quá chú tâm vào tiền bạc, nhiều khi, lại là làm để mà mang bệnh, mà tự đày ải bản thân mình…

Hầu hết học viên tìm đến với Khí công Himalaya khi trong người đã mang cả rổ bệnh tật. Đã lăn lóc, chữa chỗ nọ chỗ kia mà chẳng nên cơm cháo gì. Tiền mất, tật mang. Tâm trạng rối bời, đầy bất an. Bất an vì tương lai bất định. Bất an vì thấy viễn cảnh trở thành gánh nặng cho các con. Bất an vì sợ con cái bỏ rơi mình. Bất an vì… sợ chết. Có tiền trong túi đấy, nhưng ăn không thấy ngon, ngủ chẳng thể sâu giấc.

Dù vậy, thầy trò đều động viên với nhau: “ Còn nước còn tát. Bắt đầu là tốt rồi. Chúng ta sẽ cùng nhau rèn luyện, phấn đấu cải thiện tình trạng sức khỏe, ổn định tâm lý, dù bất luận là thế nào cũng quyết tâm vượt qua”.

Quyết tâm là nền tảng cho sự phục hồi. Tâm lý vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Người mắc ung thư có thể sống lâu hơn một phần cũng nhờ thái độ lạc quan và khát vọng thắng bệnh tật.

Những ai đã từng học, thậm chí chỉ cần tiếp xúc với Khí công Himalaya cũng đã nằm lòng câu này:

Phương châm của luyện tập Khí công Himalaya  là để được sống đúng nghĩa trọn vẹn một KIẾP NGƯỜI, nghĩa là: ÍT ỐM  ĐAU, BỆNH TẬT; ĂN NGON – NGỦ YÊN – LÀM VIỆC TỐT – TẬN HƯỞNG TỐT THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG CỦA MÌNH.

Mà muốn ĂN NGON – NGỦ YÊN thì tâm phải tĩnh, làm chủ được cảm xúc của mình. Muốn cân bằng trạng thái tinh thần thì cần phải biết về mối liên hệ, tương quan giữa CON NGƯỜI và VŨ TRỤ.

CON NGƯỜI: Trong Y học cổ truyền và khí công vẫn được gọi là TIỂU VŨ TRỤ.

Giữa TIỂU VŨ TRỤ (con người) và ĐẠI VŨ TRỤ (vũ trụ bên ngoài) liên quan mật thiết với nhau qua chữ NGŨ.

Đó chính là: NGŨ HÀNH – NGŨ TẠNG – NGŨ QUAN – NGŨ TRẠNG – NGŨ VỊ…

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ tập trung vào mối liên quan giữa NGŨ TẠNG và NGŨ TRẠNG (năm cảm xúc chính)

NGŨ HÀNH – NGŨ TẠNG – NGŨ QUAN – NGŨ TRẠNG – NGŨ VỊ

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, để làm chủ được cảm xúc, cân bằng thân tâm thì con đường duy nhất là thiền định. Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ.

Nếu nói, tập luyện cho NGŨ TẠNG khỏe mạnh cũng là một cách cân bằng trạng thái tinh thần, có liên quan không?

Câu trả lời là .

Người có NGŨ TẠNG khỏe mạnh đều làm chủ được cảm xúc của mình. Bởi vì 5 cặp TẠNG PHỦ như 5 “thủ lĩnh”, cai quản, “phủ sóng” toàn bộ cơ thể không chỉ về mặt cơ thể vật lí, mà còn liên quan trực tiếp tới trạng thái tinh thần. Có lẽ, cũng nên nói qua về 5 cặp TẠNG PHỦ đó và sự liên quan tới NGŨ HÀNH:

Hành Kim: Phế (phổi) –  Đại trường (ruột già)

Hành Mộc: Can (gan) –  Đởm (mật )                  

Hành Thủy: Cật (thận) – Bọng đái (bàng quang)

Hành Hỏa: Tâm (tim) – Tiểu trường (ruột non)

Hành Thổ: Tì (lá lách) – Vị (dạ dày)

Con người có rất nhiều cảm xúc nhưng được chia thành 5 loại cơ bản nhất là: Sợ hãi, Buồn bã, Vui vẻ, Giận dữ và Lo lắng. Tức là mỗi khi cặp TẠNG – PHỦ nào yếu thì sẽ dẫn tới một trong năm cảm xúc cơ bản nhất. Chắc hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng nghe tới những câu gần như cửa miệng của ngôn ngữ dân gian:
“Sợ vãi đái”

“Buồn nẫu phổi”.

“Vui vỡ tim mà chết”

“Giận bầm gan, tím ruột”

“Lo mất ăn mất ngủ”

Rất quen thuộc phải không? Không phải tự nhiên mà các bậc tiền nhân lại nói như vậy. Tất cả đều dựa trên nguyên lý tương ứng giữa Ngũ Tạng – Ngũ Trạng.

Người bị yếu thận thường hay sợ hãi. Ứng với câu “Sợ vãi đái”.

Người phổi yếu thường hay buồn bã, thở dài, ứng với câu “Buồn nẫu phổi”

Người yếu tim rất dễ xúc động, thậm chí dễ bị nguy hiểm đến tính mạng khi gặp cảm xúc mạnh, dù là tin tích cực, ứng với câu “Vui vỡ tim mà chết”

Người yếu gan hay giận dữ, ứng với câu “Giận bầm gan tím ruột”.

Người lá lách, dạ dày yếu hay lo lắng, ứng với câu “Lo mất ăn mất ngủ”. Mà quả thật, những người hay lo lắng, áp lực thường bị đau dạy dày.

Như vậy đấy, tập Khí công Himalaya cũng giúp người tập cân bằng được trạng thái cảm xúc, tinh thần thông qua việc làm mạnh các cặp TẠNG PHỦ kể trên. Chứ không chỉ mỗi thiền định.

Tác dụng của khí công Himalaya không chỉ là chữa thân bệnh! Một trong những chìa khóa đầu tiên giúp cân bằng cảm xúc, trạng thái tinh thần chính là bài Ngũ hành Động Công.

Hoạt động sôi nổi của học viên Khí công Himalaya tại Hà Nội

Đúng với tên gọi, bài Ngũ hành động công có các động tác tương ứng với NGŨ HÀNH ngoài VŨ TRỤ; Đó là các động tác: KIM, MỘC, THUỶ, HOẢ, THỔ.

5 hành này lại ứng với 5 cặp tạng phủ trong cơ thể.

Tức là, khi luyện tập động tác của Hành nào sẽ làm nâng cao sức khỏe cặp TẠNG PHỦ tương ứng với Hành đó.

Cụ thể: Động tác Thổ sẽ làm mạnh TỲ – VI (lá lách, dạ dày). Cặp này khoẻ sẽ giúp người tập khắc phục, khống chế được cảm xúc lo lắng thái quá.

Động Kim sẽ làm mạnh PHẾ – ĐẠI TRÀNG (phổi, ruột già). Cặp này khoẻ sẽ khống chế được cảm xúc buồn bã thái quá.

Động tác Thuỷ sẽ làm mạnh THÂN – BÀNG QUANG. Cặp này khoẻ sẽ khống chế được cảm xúc sợ hãi thái quá.

Động tác Mộc sẽ làm mạnh CAN – ĐỞM (Gan, mật). Cặp này khoẻ sẽ khống chế được cảm xúc giận dữ thái quá.

Động tác Hoả sẽ làm mạnh TÂM – TIỂU TRƯỜNG (Tim, ruột non). Cặp này khoẻ sẽ giúp người bị bệnh tim khoẻ lên, tránh được sự quá tải trong cảm xúc thái quá của những niềm vui bất ngờ, đột biến.

Chưa kể là các động tác trong bài Ngũ hành động công được sắp xếp theo trình tự TƯƠNG SINH của NGŨ HÀNH. Do đó, các cặp tạng phủ sẽ phò trợ cho nhau cùng mạnh lên.

Có thể nói, thường xuyên tập luyện và thành thạo Ngũ hành Động Công giúp LỤC PHỦ – NGŨ TẠNG khỏe mạnh thì con người sẽ dần làm chủ được cảm xúc, hỗ trợ rất nhiều cho các chứng TÂM BỆNH. Đó là khi con người ta – một tiểu vụ trụ đã thuận với tự nhiên, hòa hợp với đại vũ trụ bên ngoài.

Với một số trường hợp, chữa tâm bệnh còn khó hơn thân bệnh. Mong rằng các học viên có duyên với Khí công Himalaya, đều có thể coi Khí công Himalaya như một chốn yên bình tìm về sau những bộn bề lo toan, để giải phóng mọi áp lực. Tập xong, toát mồ hôi, thải được nhiều độc tố, người nhẹ lâng lâng, tâm hồn sảng khoái, ăn ngon, ngủ yên và tận hưởng mọi khoảnh khắc trong cuộc sống!

Đừng để cuộc sống vội vã làm mất đi sức khỏe và niềm vui!

Cộng đồng CÂU LẠC BỘ KHÍ CÔNG HIMALAYA TRẦN HOÀI VĂN tại đây: https://www.facebook.com/groups/631157430229052

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.