SAU KHI CHẾT SẼ RA SAO…???
(Bài trả lời thành viên CLB Khí công Himalaya. BẢN ĐỦ)
Cách đây dăm hôm, tôi nhận được tin nhắn của một người lạ (chưa gặp, chưa nghe đến bao giờ). Bạn nữ này còn khá trẻ, mới ngoài bốn mươi.
Nhưng qua những gì bạn ấy chia sẻ, tôi thấy bạn đang ở trong tình thế bế tắc, thậm chí tâm thần hoảng loạn vì bệnh tật nan y, vì kinh tế đã gần như kiệt quệ sau một cơ số năm chữa bệnh…
Bạn ấy đã muốn “tìm một sự giải thoát”.
Thế rồi vô tình gặp một học viên cũ của tôi cũng đã từng mắc bệnh nan y tương tự, nhưng thể trạng đã tốt hơn rất nhiều sau khi gắn bó, tập luyện Khí công Himalaya.
Sau khi được học viên này chia sẻ, bạn ấy lập tức nhắn tin, nhờ tư vấn việc tập luyện. Bạn hỏi rất nhiều: tập cái gì, bài nào, như thế nào…
Bạn ấy hỏi nhiều đến mức tôi phát mệt. Nói thật là suốt thời gian vừa rồi, từ khi Mẹ tôi ốm nằm viện… Rồi Mẹ tôi mới qua đời, đất đắp trên mộ Mẹ còn chưa khô… Đầu óc tôi chưa thực sự để quay lại với cuộc sống thường nhật (đến ô tô tôi còn vứt xó không dám đi, chuyển sang xe buýt) và đặc biết rất ngại những vụ hỏi han mất thời gian này…
Nhưng vì bạn này thuộc trường hợp đặc biệt, nên tôi đã tiếp chuyện và giải đáp những gì có thể.
Mặc dù vậy, tôi cũng chỉ giải đáp những gì liên quan tới “tập bài gì, tập như thế nào, tập trong bao lâu, lúc nào…”.
Còn những câu hỏi mà bạn ấy đặc biệt quan tâm, hỏi han về những gì liên quan tới “sau khi chết”, thì tôi hoãn binh và chỉ vắn tắt “Cứ làm theo những gì tôi nói đi. Chưa chết được đâu? Tưởng chết mà dễ à? Nếu chết dễ như vậy thì chính tôi cũng muốn chết từ lâu rồi đây này! Lúc nào có thể, những phần còn lại tôi sẽ trả lời sau.”
Mặc dù đã trả lời khá “phũ phàng” như vậy, nhưng thâm tâm tôi cũng định mai mốt sẽ trả lời bạn ấy.
Hôm nay lại thấy câu hỏi của anh/chị Hungthuanphat Do.
Tất nhiên là câu hỏi của anh/chị “Hungthuanphat Do” giản dị, ngắn gọn hơn vì chỉ liên quan tới việc tập cái gì, bài nào…
Và không chỉ anh/chị “Hungthuanphat Do” có những câu hỏi liên quan tới việc tập luyện, mà còn nhiều người khác nữa.
Vì vậy, tôi xin gộp lại mấy câu hỏi và viết bài này để trả lời luôn cho đỡ mất thời gian mà vẫn đảm bảo đủ câu trả lời cho những người quan tâm đến cả “phần sống, phần chết”.
Vì câu hỏi của anh chị “Hungthuanphat Do” rất ngắn gọn: “thầy cho hỏi , mới bắt đầu học và làm quen thị học từ bài nào thầy? Xin tư vấn ah”
Nên tôi trả lời trước.
I/TẬP CÁI GÌ, TẬP NHƯ THẾ NÀO?
Gửi anh/chị Hungthuanphat Do!
Có thể anh/chị chưa đọc thông tin về khóa học của lớp quí 2 này.
Vậy anh chị bớt chút thời gian vào đây đọc để biết rằng các bài tập này được dạy từ abc, nghĩa là dành cho mọi người, không phân biệt học viên cũ, mới gì cả.
https://docs.google.com/…/1FAIpQLSfbv3dhgzUIbV…/viewform
Còn ở đây, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin tóm tắt lại chương trình tập luyện của lớp quí 2/2024:
1/Các tổ hợp động tác phòng chống đột quị, cải thiện trí nhớ (hậu quả của covid và tiêm vaccine gây nên)
2/Bài tập cho gan, thải độc tố, cải thiện chức năng hoạt động.
3/Các kĩ thuật hít thở thải độc tố dạng trược (thán) khí, cân bằng âm dương, làm mạnh hệ miễn dịch
4/Bài tập cho mạch máu, giúp tuần hoàn và lọc máu.
===================
Với các nội dung tập luyện trên (được dạy từ đầu abc), tôi nghĩ có lẽ ai cũng cần. Bởi những tiêu chí này của chương trình tập luyện chắc chắn sẽ giúp chúng ta có sức khỏe tốt hơn!
Lão Tử nói: “Thánh nhân phòng bệnh – Tiểu nhân chữa bệnh”
Ông bà mình thì ngắn gọn hơn, đi thẳng vào vấn đề “Phòng bệnh hơn chữa bệnh/Phòng hỏa hơn cứu hỏa”.
Hãy tập luyện ngay khi có thể, đừng chần chừ mất thời gian, thậm chí mất cơ hội!
Tuy nhiên, anh chị không nhất thiết phải tham gia vào lớp tập luyện có trả phí này, mà hoàn toàn có thể tập các bài miễn phí tôi đã đăng trên kênh Youtube theo đường link này:
https://www.youtube.com/@khiconghimalayatranhoaivan9119
Vậy nhé! Hi vọng anh/chị hài lòng với câu trả lời của tôi!
II/TRẢ LỜI BẠN NỮ HỎI VỀ “NHỮNG GÌ TIẾP TỤC DIỄN RA SAU KHI CHẾT”?
Tôi đã đắn đo rất lâu trước khi viết những dòng này, bởi những lí do sau:
1/Bởi trước hết, đây là một chủ đề cực kì nhạy cảm. Không cẩn thận, sẽ bị khép vào tội “tuyên truyền mê tín dị đoan” (Mặc dù nếu xảy ra vụ “kết tội” này, thì những kẻ “có thẩm quyền” để kết tội tôi chắc chắn là một lũ “mê tín chuyên nghiệp, mê tín một cách u mê, ngu xuẩn, lâu dài và bền vững”. Bọn này chính là lũ mồm leo lẻo nói toàn những điều đạo đức giả, nhưng lại sẵn sàng làm mọi thứ đểu cáng, o ép, bắt chẹt dân lành, tham nhũng tiền công quĩ… để có tiền bạc, công danh sự nghiệp và rất tích cực đi đền, chùa, sắm sanh lễ vật, kết thân với các ma tăng, “cúng dường” đủ thứ để hòng “mua chuộc Phật, Thánh, Thần…)
2/Mặc dù đã được Sư Phụ dạy dỗ rất kĩ về cả phần THỰC PHÁP và LINH PHÁP (nghĩa là những bài tập liên quan đến phần ĐỜI và ĐẠO) và bản thân cũng có một số trải nghiệm về thế giới tâm linh, nhưng tôi vẫn tự biết sự hiểu biết của mình vẫn còn vô cùng hạn hẹp so với những bậc chân tu, cao tăng thực thụ (chứ không phải loại ma tăng, bọn thầy bà đồng cốt loại ba xu vớ vẩn chuyên kiếm ăn bằng sự kém hiểu biết của chúng sinh)…
Nhưng thôi thì… tôi cứ mạo muội trả lời câu hỏi của bạn nữ kia theo tinh thần “biết gì nói nấy”.
Còn tin hay không thì tùy! Tôi chẳng bắt ai phải tin cả.
OK, vậy tôi trả lời đây:
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe cụm từ “Vô lượng kiếp”?
VẬY VÔ LƯỢNG KIẾP LÀ GÌ?
Xin trả lời vắn tắt: Vô lượng kiếp là vòng luân hồi bất tận từ trước tới giờ và về mai sau đối với các linh hồn của chúng sinh.
Nghĩa là chúng ta đã sống, chết và tái sinh vô lượng kiếp, và sẽ sống, chết và tái sinh vô lượng kiếp nữa…
Nhưng xin đừng quên: Không phải cứ chết là lập tức được (phải) tái sinh làm người ngay đâu.
Sau khi chết, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác để vào cõi trung giới.
CÕI TRUNG GIỚI LÀ GÌ?
Từ (và trong) suốt vô lượng kiếp, con người sống trọn cuộc đời trong một thế giới vô hình vô cùng rộng lớn, cư dân cực kì đa dạng, đông đúc. Có điều, đa phần không ý thức được điều này.
Khi một số giác quan, chức năng của thể xác tạm nghỉ (trong lúc ngủ hoặc trạng thái xuất hồn), chúng ta có thể phần nào “ngờ ngợ, cảm nhận” được phần nào cái thế giới ấy. Khi tỉnh ngủ, có thể chẳng nhớ được điều gì cụ thể, nhưng không ít lần vẫn có cảm giác mơ hồ về những điều đã trải qua trong giấc ngủ. Và vì không đủ hiểu biết, nên ta cứ ngỡ đó chỉ là một “giấc mơ”…
Khi từ bỏ cõi trần (dân gian vẫn gọi là “chết”), thì chúng ta vẫn sống ở đây (thế giới vô hình rộng lớn). Có điều lúc đó thật sự chia tay với cõi trần, bước hẳn vào thế giới vô hình và thường lưu lại hàng nhiều thế kỉ trước khi tái sinh, quay lại dương thế.
Trong suốt quãng thời gian từ khi “chết” đến khi được tái sinh, chúng ta sống trong thế giới này nhưng ở nhiều tầng (cảnh giới) khác nhau.
Cõi giới này có nhiều tầng, từ thấp lên cao và được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Cõi trung giới, Âm phủ, thế giới bên kia…
Nói về đề tài này, e rằng phải mất thời gian viết hẳn một cuốn sách. Nhưng do sự hiểu biết của tôi còn rất hạn hẹp nên không dám lạm bàn. Vả lại, trong mức độ chỉ cần đủ để trả lời bạn học viên kia, tôi sẽ tập trung vào cảnh giới (tầng) thấp nhất. Nơi mà ngay sau khi rời bỏ xác thân, ai cũng phải trải qua (người nhanh chóng có khi chỉ sau 49 hoặc 100 ngày, người lâu hàng nhiều thế kỉ)…
Những linh hồn vào cõi trung giới, sẽ ở những tầng cao, thấp khác nhau tùy thuộc vào sự giác ngộ, vào bản thân chính cuộc sống của người quá cố trong kiếp sống trần gian mà họ vừa rời khỏi.
Trừ những bậc THÁNH NHÂN – CAO NHÂN nhân được phái xuống trần gian để thực hiện sứ mệnh nào đó được giao phó, sau khi kết thúc kiếp người sẽ thăng lên cảnh giới cao ngay lập tức…
Còn đối với chúng sinh (người bình thường) thì mọi sự diễn ra rất khác nhau, muôn hình vạn trạng.
-Đối với những người đã sống đời tốt lành, trong sạch, đức độ, làm nhiều việc thiện, tuân theo luật nhân quả (dù là bất kì tôn giáo nào, bởi LUẬT NHÂN QUẢ BAO TRÙM, CHI PHỐI TOÀN BỘ VŨ TRỤ) thì cũng sẽ rất nhanh chóng được thăng hạng lên cảnh giới (tầng) cao trong cõi trung giới.
Những người hiền lành, đức độ, tuân theo nhân quả… nếu chết già, thì chắc chắn sẽ nằm trong nhóm “thăng hạng lên cảnh giới cao này”.
TẠI SAO TRẺ CON KHÓC DẠ ĐỀ?
TẠI SAO NGƯỜI GIÀ TRƯỚC KHI MẤT THƯỜNG LẦM RẦM NÓI CHUYỆN CẢ ĐÊM?
Nhân đây, xin nói rõ về sự vi diệu của Tạo Hóa ưu ái dành cho con người.
Trong Khí công, Yoga Tây Tạng, Ấn Độ và một số môn khác có nói tới các Luân xa trên cơ thể con người.
Trong số các Luân xa đó, thì Luân xa 6 (nằm ở khu vực Ấn đường, trên điểm giữa của hai lông mày một chút). Luân xa này còn được gọi là “Con mắt thứ ba”, hay “Mắt Trí huệ” trong các kinh sách Phật Giáo.
Luân xa 6 phụ trách trí tuệ (thông minh, ngu dốt đều từ “thằng này” mà ra cả). Ngoài chức năng này ra, Luân xa 6, đúng với cái tên “con mắt thứ 3”, còn là cửa ngõ giao tiếp với thế giới tâm linh.
Trong cuộc đời một con người bình thường, Luân xa 6 bị đóng lại và thường chỉ mở vào 2 giai đoạn: Lúc mới sinh ra và lúc chuẩn bị chết.
Khi đứa trẻ ra đời, luân xa 6 chưa bị đóng. Do đó nó nhìn thấy “những thứ” mà người lớn không nhìn được (do đã bị đóng luân xa 6).
Trong số “những thứ” mà đứa trẻ nhìn được, có những thứ làm cho nó sợ hãi và vì là một đứa trẻ chưa biết nói, chưa biết tự bảo vệ thì cách duy nhất nó có thể làm được để “báo động” là khóc ngằn ngặt.
Có những đứa cứ đêm về là khóc, ròng rã như vậy hàng chục ngày, thậm chí hàng tháng trời…
Dân gian vẫn nói đứa trẻ bị “ma trêu”. Hoặc cách gọi phổ biến hơn là “khóc dạ đề”.
Có nhiều cách để chữa. Hoặc thắp hương khấn vái, hoặc xoay giường, hoặc để con dao dưới đầu giường…
Thế rồi theo năm tháng, khi đứa trẻ khoảng 4-5 tuổi, luân xa 6 này sẽ dần đóng lại và đóng hẳn lại. Nó tuyệt giao với thế giới tâm linh.
Sở dĩ phải đóng lại lúc đó, bởi đứa trẻ đã biết nhận thức dần, đã quen với cái thế giới mới mà nó được sinh ra… Và Tạo Hóa muốn cho đứa trẻ đó được sống một cuộc đời của người bình thường trên cõi trần nên đóng con mắt đó lại.
Chứ thử hỏi chính chúng ta đây: Liệu chúng ta có thể sống bình thường được không khi mà ngoài những hình ảnh thật trong cuộc sống, ta liên tục phải nhìn thấy đủ thứ ảo ảnh, vong linh, ma quỉ bay lượn…?
Thử tưởng tượng xem: Một đôi vợ chồng đang hăng hái làm tình. Bỗng cô vợ hoặc gã chồng tự dưng được “khai thị, mở mắt thứ 3” và chợt thấy cả đống các vong đực đói khát tình dục đang đứng chầu hẫu quanh giường, há mồm dớt dãi chảy ròng ròng, mắt chẫu ra, thậm chí lòi hẳn ra ngoài, nhìn chăm chú cảnh hai đứa đang hì hục làm tình, mắt không thèm chớp cứ y như là mắt giả…
Chắc có nhẽ sợ quá mà chết luôn!!!
Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ và những hình ảnh nói trên có thể hoàn toàn có thật trong cuộc đời này.
Như vậy là trong gần như suốt cuộc đời mình, con người được “cài đặt mặc định” là chỉ nhìn được, nghe được những hình ảnh, âm thanh của cõi trần gian.
Thế nhưng, đối với những người già, sống đủ “tuổi Trời”, thì trước khi chết, Luân xa này lại bắt đầu mở dần ra để “cụ già” dần tiếp xúc, làm quen với “con người và cảnh vật” ở cõi giới, nơi mà “đứa trẻ” từ đó ra đi và bây giờ là một “cụ già” sắp trở về…
Hẳn không ít người trong số chúng ta đều gặp cảnh bố mẹ, ông bà mình đến tuổi già, bỗng dưng có những cử chỉ bất thường (vẫn gọi là “điềm báo”) hoặc đêm đêm không ngủ, cứ ngồi rì rầm nói chuyện.
Rồi sáng hôm sau kể cho con cháu nghe, đại loại: “Đêm qua tao gặp bố/mẹ/ông/bà mày và bao nhiêu cô bác bên nội, bên ngoại về… Mọi người ôm tao mừng rỡ và muốn đón tao đi cùng…”
Nghe thế, lũ con cháu, trong đó có chúng ta nhiều khi cứ gắt lên “Thôi, bố/mẹ/ông/bà già rồi, lẫn rồi, lẩn thẩn quá. Làm gì có ai mà gặp…”
Nhiều cụ già bị con cháu gắt gỏng như vậy, chỉ biết ngồi im, chớp chớp cặp mắt đùng đục như cùi nhãn… Từ trong hai bên “cùi nhãn” đó nước mắt ứa ra…
Chắc chắn trong số chúng ta, không ít người, không ít lần đã vì ngu muội, vô minh mà hỗn hào, gắt mắng bố mẹ, ông bà mình như vậy.
Và các cụ “chết già” thế này thường ra đi rất thanh thản. Linh hồn sẽ không lưu lại ở tầng 7 (cảnh giới thấp nhất) quá lâu, mà sẽ nhanh chóng thăng lên những cảnh giới cao hơn, ít ô trược hơn.
TUY NHIÊN, Ở ĐÂY CÓ MỘT ĐIỀU MÀ TẤT CẢ NHỮNG AI LÀ THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI QUÁ CỐ CẦN PHẢI HẾT SỨC LƯU Ý:
Theo lẽ thường, khi người thân mất đi, những người ở lại đau đớn, vật vã khóc than thậm chí nhiều đêm, nhiều ngày…
Điều này ảnh hưởng, làm chậm trễ nghiêm trọng con đường đến thượng giới của những người đã rời bỏ xác thân.
Khi người thân chúng ta từ giã cõi trần, linh hồn chìm dần một cách tự nhiên và bình an vào vô thức. Trước khi tỉnh lại ở cõi sáng (thượng giới), thì (linh hồn) người ấy thường bị đánh thức khỏi giấc mộng êm đềm do tác động của sự đau buồn luyến tiếc từ những người thân còn ở cõi trần. Sự đau buồn này khơi dậy những rung động tương ứng trong thể tình cảm của người quá cố, làm cho người ấy cũng cảm thấy rất đau khổ.
Sự khóc than vật vã của người sống chẳng những tự làm cho mình đau khổ không cần thiết, mà còn làm hại rất nhiều cho người mà ta thương mến, khi họ chỉ tạm thời rời xa chúng ta.
Tất cả thân nhân, bạn bè, cần hiểu biết các điều trên vì lợi ích của người quá cố. Bổn phận người ở lại là tự kiềm chế sự bi thương, dù đó là tình cảm tự nhiên phát xuất từ bên trong, nhưng nếu thái quá đi lại thành rất có hại.
Hãy biến sự vật vã đó thành một lời chúc lành đầy yêu thương, là năng lượng tình thương đưa người quá cố bình an vượt qua trạng thái trung gian ở cõi trung giới, và mau đến cõi trời (miền cực lạc, cõi A Di Đà, Thiên Đường… tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng mà có những tên gọi khác nhau. Nhưng bản chất chỉ là một).
Đặc biệt là đừng đồng cốt gọi hồn gọi hiếc làm gì? Hãy để cho người ra đi được thanh thản.
Và nếu họ đã thăng lên cảnh giới cao hơn rồi, thì có gọi hồn cũng không được. Nhiều trường hợp “hồn” về nhưng thực ra là bọn vong khác giả danh (còn gọi là “tá vong”. Biết được tí thông tin, còn lại là ba hoa xích đế…
Chỉ có những linh hồn ở tầng thấp nhất mới có thể gọi được. Chứ đã lên cảnh giới cao hơn thì không gọi được đâu.
Không thầy bà đồng cốt, không “ngoại cảm” “ngoại ốm” “ngoại đau bụng” nào can thiệp được đâu!
THẾ NHỮNG NHÓM CHÚNG SINH CÒN LẠI THÌ SAO?
Như đã nói, những người sống một đời đức độ, nhân hậu, tuân theo luật nhân quả của Trời Đất (Vũ trụ), sống đến “tuổi Trời”, khi về già sẽ buông bỏ được rất nhiều những ham muốn vật chất, tinh thần… Không còn màng tiền bạc, vinh hoa phú quí. Bỏ lại đằng sau tất cả những thứ thất tình lục dục, ái ố hỉ nộ, tham sân si…
Ở đây, lại một lần nữa cần phải mở ngoặc để chúng ta thấy rõ thêm sự vi diệu của Tạo Hóa khi tạo ra con người.
Có thể thời trẻ, con người có những ham muốn này nọ, ví dụ thích ăn ngon mặc đẹp, thích công danh sự nghiệp, thích vinh hoa phú quí, tiền bạc, thích tình dục luyến ái… thì càng có tuổi, những “cái thích” đó ngày càng giảm đi và sẽ là tốt nhất nếu thực sự không còn thích gì nữa… Và đấy chính là lúc thích hợp nhất để linh hồn rởi bỏ thể xác, lìa bỏ cõi trần để đi về “miền cực lạc” (theo cách nói của dân gian, chứ thực ra là thăng lên cảnh giới cao hơn trong 7 cảnh của cõi trung giới).
Đây cũng chính là tinh thần của chữ XẢ trong Phật Pháp (TỪ – BI – HỈ – XẢ). XẢ hết, BUÔNG BỎ hết thì khi hồn lìa khỏi xác, sẽ rất thanh sạch, rất nhẹ nên thăng lên tầng (cảnh giới) cao. Sự lưu lại của họ ở tầng (cảnh giới) cuối cùng thường rất ngắn ngủi. Bởi ở tầng thấp nhất này chỉ là nơi của loại vật chất nặng – linh hồn thô trược do còn quá nhiều tham sân si.
Đám chúng sinh còn lại phải chờ đợi, lưu lại ở cảnh giới thấp nhất, thời gian lâu hay chóng hoàn toàn phụ thuộc vào sự giác ngộ, buông bỏ những ham muốn, lạc thú trần tục của họ.
Tạo Hóa một lần nữa lại rất độ lượng khi sắp xếp để sau cái chết, một người ngu dốt, hạ đẳng có thể học hỏi và được nâng cao hơn.
Những người chết trẻ do bệnh tật, tai nạn hoặc tự tử thường nằm trong nhóm này. Bởi họ không có được sự “chuẩn bị chu đáo” mà Tạo Hóa đã sắp đặt như những người chết già đã nói ở phần trên. Nghĩa là chưa kịp qua giai đoạn buông bỏ, chưa XẢ được. Đến khi chết mà lòng còn nặng trĩu ưu lo hoặc vẫn còn đầy những ham muốn, lạc thú… thì linh hồn còn đầy thô trược, còn là dạng vật chất nặng nên không thể thăng cao được.
Có những linh hồn sau khi chết cứ quẩn quanh trong ngôi nhà mà mình phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt cả đời vất vả mới có được, và rồi phải cay đắng, đau đớn chứng kiến vợ (chồng) của mình “vui thú” với người khác ngay trong ngôi nhà ấy… Con mình bị bạc đãi, tài sản mình dành dụm cả đời không dám tiêu xài thì nay đã có kẻ khác tiêu hộ…
Họ cứ quẩn quanh như vậy ngay cả khi người thân của mình đã chết hết… Những người khác đã đến ở đó… Cứ quẩn quanh như bóng ma (mà chẳng là ma thì còn là cái gì nữa) trong khuôn viên ngôi nhà, khu đất đó hàng trăm năm…
Chắc hẳn chúng ta đã hơn một lần được nghe về “những ngôi nhà ma”…?
Có những kẻ nghiện ngập suốt ngày quẩn quanh ở những nơi quán xá đông người tụ tập, nhậu nhẹt, hút xách, gái gú… Nhiều khi họ mượn xác thân những kẻ còn sống nhưng có chung sở thích, chung “tần số rung động” để hưởng thụ. Không chỉ rượu chè, mà còn cả tình dục nữa. Không hiếm những người đàn bà “có cảm giác” là cứ hàng đêm hoặc định kì nào đó có “ai đó” làm tình với mình trong giấc ngủ… Và thường thì những “thằng chồng ma” này “làm” rất oách khiến “thằng chồng thật” thất nghiệp vì chẳng còn việc gì để làm…
Đọc đến đây, nếu “đứa nào” máu quá nhưng có chồng thuộc dạng “Quang Tèo” thì tuyệt đối không được chép miệng hát bài “Ước gì” của Mĩ Tâm đâu nhá!
Cầm tuyệt đối đấy! Đừng có “mở cửa… rước ma vào” mà ăn đòn đủ!
Có những người chết đuối, chết do tai nạn giao thông… linh hồn cũng thường tụ bạ ở những nơi mình đã chết và nếu có “điều kiện”, họ sẵn sàng “rủ rê” người đang ở cõi trần “về nhập hội”… Nếu ai đó đã “đến số” thì chết, ai chưa “đến số” thì cũng gãy chân gãy tay, sứt đầu mẻ trán…
Trần sao âm vậy! Không phải cứ chết là trở nên thánh thiện, trở thành thánh thần đâu. Nhiều linh hồn của những kẻ bất nhân cũng không bỏ lỡ cơ hội làm hại người còn sống…
Chắc hẳn chúng ta vẫn nghe từ “DỚP”???
Ví dụ: “Ở hồ này, quãng sông này, đoạn đường này có DỚP, năm nào cũng phải có người chết…”
Có những người chết trẻ, chưa biết “mùi đời” là gì… cũng lại quẩn quanh, lang thang ở những cánh rừng, nghĩa trang, nghĩa địa để đeo bám đàn bà, con gái…
Chuyện thật 100%: Hồi tôi còn làm ở một cơ quan nhà nước, trong những chuyến “Về nguồn”, khi đến những nghĩa trang bạt ngàn với hàng vạn ngôi mộ chí, không ít đồng nghiệp nữ (là những người rất nổi tiếng ) bị “các chú, các anh” bám theo làm những người này cũng “mệt mỏi” vô cùng…).
Tội nghiệp anh linh của những liệt sĩ này. Họ rất cần được cầu siêu. Nhưng người đủ bản lĩnh tế lễ cầu siêu phải là bậc chân tu đức hạnh chứ không phải đám ma tăng bày trò để kiếm tiền.
Những linh hồn này quẩn quanh lâu lắm, lâu lắm ở những tầng thấp nhất trong cõi trung giới này…
Thế rồi theo thời gian, những thứ mà họ mang theo (bị ám ảnh, thèm khát) nhạt dàn, nhạt dần… Sự thô trược giảm đi và bản thân linh hồn nếu có cơ hội được giác ngộ, thì họ sẽ được thăng lên dần…
Nhưng lâu lắm. Có linh hồn quanh quẩn ở tầng thấp nhất tới cả dăm bảy trăm năm…
Dân gian vẫn bảo “Ôi, cái thằng này, con này chết trẻ nên thiêng lắm”!
Thực ra thì chắc gì đã thiêng? Chẳng qua còn nặng nợ, ham muốn, thèm khát nên quanh quẩn ở cái tầng gần con người nhất nên “thắp hương muỗi cũng về”.
Chết trẻ, nhưng phải là trẻ con thì mới nhanh “thăng hạng”, nhanh đầu thai. Bởi đứa trẻ thì đã có gì vướng bụi trần, đã có ham muốn, ham hố gì đâu?
Không thiếu gì những chuyện có thật về những đứa trẻ bị chết sớm và lập tức quay lại đầu thai ngay gần như sau khi vừa chết.
Trên thế giới rất lắm.
Ngay cả Việt Nam cũng rất nhiều.
Ai không tin cứ vào “nhà ông Gúc” mà gõ chữ “con lộn” (nhớ để hai chữ “con lộn” này trong ngoặc kép và đặc biệt là không được phép nhầm DẤU NẶNG thành DẤU HUYỀN đâu nhá!).
Sẽ ra khá nhiều nhân vật người thật, việc thật xảy ra ở Hòa Bình. Đó chính là những đứa trẻ được đầu thai, nhớ y nguyên kiếp trước của mình, nhà ở đâu, bố mẹ là ai, mình bị chết thế nào (vì mới chỉ dăm bảy năm trước đó).
Nhưng đấy là những đứa trẻ con bị chết.
Chứ còn người chết trẻ, đặc biệt là những người tự tử thì khi sang cõi trung giới sẽ vô cùng nặng nề, khổ sở, dằn vặt…
Sự dằn vặt này kéo dài hàng trăm, nhiều trăm năm…
Sơ qua vài dòng như vậy để thấy, PHẢI KHÓ LẮM, LÂU LẮM MỚI ĐƯỢC TÁI SINH LÀM NGƯỜI!!!
Vậy đã được làm người rồi THÌ CỐ GẮNG MÀ SỐNG CHO THẬT TỬ TẾ, THẬT CHẤT LƯỢNG MỘT KIẾP NGƯỜI!
HÃY LÀ MỘT NGƯỜI TỬ TẾ
VÀ ĐỪNG QUÊN LÀ PHẢI KHỎE MẠNH!
CHẲNG CẦN PHẢI LÀ ÔNG NỌ BÀ KIA, TIỀN GIÀU ỨC VẠN NHƯ THẠCH SÙNG THỜI XƯA, ĐẠI GIA THỜI NAY…
CHỈ CẦN LÀ NGƯỜI TỬ TẾ, CÓ TRÁI TIM NHÂN HẬU VÀ KHỎE MẠNH, NHƯ VẬY LÀ QUÁ ĐỦ ĐỂ CÓ THỂ SỐNG MỘT KIẾP NGƯỜI THẬT CHẤT LƯỢNG, THẬT HẠNH PHÚC, AN VUI VÀ KHI RA ĐI SẼ THẬT THANH THẢN!
Muốn là người tử tế thì phải chịu khó tu tâm!
Muốn là người khỏe mạnh thì phải chịu khó tu thân – tập luyện!
Tập môn gì cũng được, miễn phù hợp với mình và đặc biệt là phải chuyên cần.
Nếu mệnh hết, phải ra đi, thì cũng hãy sống những tháng ngày cuối cùng trên dương thế thật tốt, thật yêu thương những người thân, đồng loại. Yêu thương, vị tha, buông xả để dọn sẵn cho mình một tâm thế ra đi thanh thản nhất.
Chắc chắn với tâm thế đó, sẽ không phải “lưu trú” lâu ở tầng thứ 7 (nơi toàn những đám cô hồn, đạo đức tư cách thấp kém, hoặc những người chết trẻ tội nghiệp, chưa biết mùi đời, vẫn đầy ham muốn tham sân si, đầy ô trược…phải mất hàng trăm năm để “tiến hóa linh hồn”) mà sẽ nhanh chóng thăng lên những cảnh giới thanh cao hơn…
Đừng quên là “chết” thực ra chỉ là bắt đầu một cuộc sống khác. Muốn “cuộc sống này” được tử tế, thanh thản thì cuộc sống trên dương thế cũng phải tử tế, thanh thản. Hai cuộc sống ở hai cõi TRẦN và ÂM này có mối quan hệ rất biện chứng với nhau!
Vậy hãy sống tử tế, hãy sống khỏe mạnh đi!
Còn nếu hết mệnh, phải ra đi…
Thì hãy nở một nụ cười thật ấm áp, thật yêu thương, bao dung, trìu mến và đọc những vần thơ này của Esenin:
“Thôi chào nhé, không một lời bịn rịn
Bạn thân yêu, xin bạn đừng buồn
Trên đời này chết có gì là mới mẻ
Nhưng sống, dĩ nhiên rồi cũng thế, chẳng mới hơn.”
Thế nhỉ?
Việc gì phải xoắn???
TẠM HẾT!!!
P.S: Trong cõi trung giới, còn rất lắm thành phần “cư dân” khác. Nhưng sự hiểu biết của tôi chưa được nhiều nên không dám lạm bàn.
Là kẻ mới tập tành tìm hiểu, nghiên cứu và có đôi chút trải nghiệm về thế giới tâm linh… Những điều tôi viết ắt không thể tránh khỏi những sai sót, ngô nghê…
Xin được lượng thứ!
Tác giả: Chưởng môn phái Khí công Himalaya Trần Hoài Văn
Xin vui lòng ghi rõ nguồn “Câu lạc bộ Khí công Himalaya – https://khiconghimalaya.vn” khi phát hành lại thông tin trên.