1/Cơ thể con người và “đầu vào” sức khỏe
Cơ thể chúng ta là một hệ thống sống động, vận hành nhờ những đầu vào quan trọng từ môi trường bên ngoài. Những “đầu vào” chính bao gồm:
Miệng: Để ăn, uống và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Mũi: Để hô hấp, hấp thụ khí oxy và cảm nhận mùi hương.
Mắt: Để nhìn, tiếp nhận hình ảnh và ánh sáng.
Tai: Để nghe âm thanh và tương tác với thế giới.
Hầu hết mọi người thường tập trung vào việc “miệng ăn sạch”, “mũi thở không khí trong lành”, hoặc “mắt nhìn cảnh đẹp” như những yếu tố thiết yếu để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta lại thường bỏ qua vai trò của tai – một cơ quan đặc biệt có sức ảnh hưởng to lớn đến hệ thần kinh và cảm xúc.
Tôi nghĩ rằng mình đang không nói sai đâu.
Bạn thử ngẫm xem, đã bao giờ bạn nghĩ về TAI, về ÂM THANH một cách nghiêm túc rằng ĐÂY HOÀN TOÀN LÀ MỘT YẾU TỐ RẤT QUAN TRỌNG TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE CỦA CHÚNG TA?
Nếu thấy tôi có vẻ đúng thì đọc tiếp. Còn nếu không thì bạn cứ rời đi cho khỏi mất thời gian nhé! Tôi sẽ không biết và không buồn đâu.
2/Vai trò của ÂM THANH đối với SỨC KHỎE
Âm thanh, đi qua tai, tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ thể và tinh thần.
Tôi xin ngay lập tức đưa ra những ví dụ thực tế mà ai cũng nhìn thấy nhưng không phải lúc nào cũng “nhận thấy”:
-Lời ru của mẹ (có thể là của bà, hoặc hãn hữu là của bố): Có thể khiến một đứa trẻ đang khóc ngủ yên. (Trong trường hợp nhà tôi thì mỗi khi tôi rống lên ru con, bọn chúng lập tức im bặt. Có thể tôi ru hay, hoặc có thể quá dở khiến bọn chúng phải ngủ để khỏi phải nghe chăng…)
-Lời nói dịu dàng: Xoa dịu những căng thẳng, mang lại cảm giác an ủi và yêu thương.
Nhiều đồng chí định nhảy cầu, để lại đôi dép tổ ong, hoặc nhảy từ tầng thượng, hoặc uống thuốc sâu… nhưng nếu nghe được âm thanh ngọt ngào, dịu dàng đánh đúng vào tâm lí thì có lẽ sẽ không muốn TỰ CHẾT nữa.
Chắc chắn đấy! Hãy tin tôi đi chứ đừng để bản thân mình rơi vào trạng thái này rồi đợi test nhé!
-Âm nhạc thư giãn: Giúp giải tỏa áp lực, giảm căng thẳng, và tác động rất nhanh, mạnh lên hệ thần kinh (tác dụng ở mức độ nào thì phụ thuộc vào chất lượng của bản nhạc). Và đương nhiên, nếu là như vậy thì việc điều trị mất ngủ, lo âu, rối loạn tinh thần… là điều hoàn toàn khả thi.
-Âm thanh hỗn loạn hoặc tiêu cực: Kích thích lo âu, căng thẳng hoặc thậm chí gây đau đầu.
Như vậy, âm thanh không chỉ là một dạng tín hiệu thụ động mà còn là một công cụ mạnh mẽ để kích hoạt, cân bằng hoặc điều chỉnh hệ thần kinh và các chức năng cơ thể.
3/TẦN SỐ – Ngôn ngữ của cơ thể
Mỗi cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều hoạt động ở một tần số rung động nhất định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
Tần số 432Hz: Giúp cân bằng tâm trí và cơ thể, mang lại cảm giác hài hòa và yên bình.
Tần số 528Hz: Được cho là có khả năng tái tạo DNA, hỗ trợ phục hồi các tế bào.
Tần số 396Hz: Giúp giải tỏa nỗi sợ hãi, giảm lo âu và căng thẳng.
Và còn rất nhiều những TẦN SỐ khác liên quan tới những bộ phận khác trên (trong) cơ thể con người.
Trong Khí công Himalaya, vốn kiến thức quí giá về TẦN SỐ này được cái bậc Tổ Thầy trích xuất từ “Thư viện Akashik” và trao truyền lại.
Không phải môn nào cũng có đâu! Vì để vào được cái “Thư viện” này, phải là những bậc cao thủ về Yoga, Khí công, Mật Tông hoặc những môn tu có các kĩ thuật, thủ thuật liên quan tới “khoảng không gian khác” chứ không phải nơi cái đám chúng sinh (trong đó có kẻ đang viết những dòng này) vẫn nhồm nhoàm nhai thịt chó, bú “diệu nút lá chuối) và chảy nước dãi ra khi thấy đàn bà đẹp hoặc rụng trứng khi thấy zai đẹp đâu!
Tin tôi đi!
Và bạn sẽ phải tin điều này (mặc dù có thể không muốn): Việc sử dụng âm thanh có tần số phù hợp không chỉ giúp con người thư giãn tinh thần mà còn hỗ trợ chữa lành các tổn thương thể chất và cảm xúc.
4/NHẠC TẦN SỐ – CÔNG CỤ CHỮA LÀNH MỚI
Nhạc tần số chữa bệnh là một khái niệm đang ngày càng được chú ý trong y học và chăm sóc sức khỏe. “Những bản nhạc này thường được tạo ra từ sự kết hợp giữa âm nhạc và khoa học về tần số”, loại nhạc này có khả năng:
–Kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể: Nhờ tác động vào hệ thần kinh và các cơ quan tương ứng.
–Giảm căng thẳng và đau đớn: Các tần số thư giãn giúp giảm nồng độ cortisol (hormone căng thẳng) trong máu.
–Tăng cường hệ miễn dịch: Một số tần số có thể kích thích tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
-Thải độc tố cảm xúc: Những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, buồn bã hay lo lắng cũng có thể được giải tỏa qua âm nhạc.
5/Tại sao TAI lại quan trọng?
Tai không chỉ đơn thuần là một bộ phận tiếp nhận âm thanh. Đó là một cánh cửa mở ra kết nối trực tiếp với hệ thần kinh trung ương, bao gồm:
–Vùng vỏ não cảm giác: Phân tích và xử lý âm thanh.
–Hệ viền: Kiểm soát cảm xúc và trí nhớ.
–Vùng đồi thị và thân não: Điều hòa nhịp tim, huyết áp và cảm giác.
Nhờ đó, âm thanh có thể tác động sâu sắc đến tâm trạng, hành vi, và sinh lý cơ thể.
Chính vì vậy, chúng ta rất nên:
-Chăm sóc tai như một cửa ngõ sức khỏe:
-Nghe nhạc tần số chữa bệnh để hỗ trợ thư giãn và cân bằng tâm lý.
-Tránh tiếp xúc với âm thanh hỗn loạn hoặc tiếng ồn lớn.
6/Sử dụng âm nhạc như một liệu pháp:
-Kết hợp nhạc tần số với các phương pháp chữa bệnh khác như yoga, Khí công Himalaya, thiền định, hoặc các môn dưỡng sinh khác…
-Tìm kiếm các bản nhạc được tạo ra dựa trên tần số tương thích với cơ thể và tình trạng sức khỏe.
7/Thay đổi thói quen sống:
-Chú ý đến môi trường âm thanh xung quanh.
-Ưu tiên “lắng nghe” những điều tích cực trong cuộc sống.
KẾT LUẬN:
Tai và âm thanh, dù thường bị xem nhẹ, lại là những yếu tố quyết định sức khỏe toàn diện của con người. Nhạc tần số chữa bệnh không chỉ mở ra một cách tiếp cận mới trong việc chăm sóc sức khỏe mà còn giúp chúng ta kết nối sâu sắc hơn với chính bản thân mình.
Hãy bắt đầu hành trình chữa lành từ những âm thanh tinh tế nhất và để nhạc tần số trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống bạn!
Nếu đọc xong bài này, bạn có gì phản biện, tôi rất vui long được lắng nghe!
Và đương nhiên, xin cảm ơn bạn đã đọc bài này!
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, yêu đời với các bản nhạc tần số của KHÍ CÔNG HIMALAYA!
========================
À, bạn có để ý vì sao tôi cho cụm từ này (đã viết ở phần trên) vào ngoặc kép và bôi đậm không: “Những bản nhạc này thường được tạo ra từ sự kết hợp giữa âm nhạc và khoa học về tần số”
Bởi ý tôi muốn nói: Đó là những bản nhạc tần số THÔNG THƯỜNG.
Còn những bản nhạc của đệ tử Khí công Himalaya tạo ra, ngoài cái sự THÔNG THƯỜNG kia ra, nó còn là cả một bí kíp về tần số âm thanh mà không mấy ai có được đâu!
Và đây chính là điều làm nên sự khác biệt giữa các bản nhạc tần số có nhan nhản khắp nơi với những bản nhạc tần số được phổ theo bí quyết của pháp môn Khí công Himalaya!!!
Nó cũng giống như việc chúng ta nấu phở. Ai nấu phở cũng theo công thức chung là phải ninh xương, vớt bọt, nướng hành… Nhưng người có bí quyết thì làm ra bát phở ngon. Còn nếu không, thì nấu lên được một món mà nếu giới thiệu là phở thì người ăn cũng sẽ bảo “Ừ, thảo nào cũng giông giống…”
Tác giả: Chưởng môn phái Khí công Himalaya Trần Hoài Văn
Xin vui lòng ghi rõ nguồn “Câu lạc bộ Khí công Himalaya – https://khiconghimalaya.vn” khi phát hành lại thông tin trên.