fbpx

CÁC KĨ THUẬT HÍT THỞ KHI ĐI DU LỊCH Ở NHỮNG NƠI BỊ THIẾU Ô XY DO CÓ ĐỘ CAO LỚN, KHÔNG KHÍ LOÃNG

Trả lời học viên lớp quí 4/2024, bạn NguyetMinh Nguyen:
Bạn NguyetMinh Nguyen hỏi:

https://www.facebook.com/…/8184…/posts/1210491850220781/

“Em xin chào Thày Trần Hoài Văn.

Thày cho em phiền hỏi về cách thở tăng lượng oxy hít vào. Chả là, mai em đi du lịch đến nơi có độ cao lớn và môi trường thiếu oxy, xin thày dạy em cách thở thể nào/ bao lâu…trong lúc đồng thời vẫn cần phải di chuyển, hoạt động chứ không phải được ngồi yên.

Em cảm ơn Thày đã đọc tin nhắn.”

========================

Tôi xin trả lời:

Thường ở độ cao từ 2.500 mét trở lên, tình trạng không khí loãng và thiếu oxy bắt đầu ảnh hưởng đến cơ thể. Khi độ cao tăng lên, áp suất không khí giảm, dẫn đến lượng oxy trong mỗi hơi thở cũng giảm. Điều này làm cho cơ thể phải làm việc nhiều hơn để hấp thụ đủ oxy. Các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, nhức đầu và chóng mặt có thể xuất hiện ở độ cao này, đặc biệt là nếu cơ thể không kịp thích nghi.

Khi lên đến 4.000 mét hoặc cao hơn, những tác động này trở nên rõ rệt hơn, và nếu không chuẩn bị hoặc thích nghi tốt, người di chuyển ở độ cao này có thể gặp nguy cơ bệnh độ cao

Tuy nhiên, trong môn phái Khí công Himalaya, có những kỹ thuật hít thở giúp tối ưu hóa khả năng hấp thụ oxy ngay cả khi đang vận động. Dưới đây là một số kỹ thuật hít thở bạn có thể áp dụng cho bản thân mình và hướng dẫn cho những người đồng hành để giúp họ đảm bảo lượng oxy cần thiết khi di chuyển tại nơi có độ cao lớn:

1. KĨ thuật hít thở sâu và chậm

Mục tiêu: Kỹ thuật này giúp tăng cường lượng không khí vào phổi mỗi lần hít thở, cải thiện lượng oxy được hấp thụ vào máu.

  • Cách thực hiện:Khi di chuyển, hãy giữ lưng thẳng, vai thả lỏng.
    Hít vào thật sâu qua mũi trong khoảng 4-5 giây. Cố gắng phình bụng lên khi hít vào, để phổi có thể mở rộng tối đa.
    Giữ hơi trong 2-3 giây, sau đó thở ra từ từ qua miệng trong 6-8 giây, thót bụng lại khi thở ra.
    Thực hiện liên tục khi đang đi bộ hoặc vận động nhẹ. Điều quan trọng là duy trì nhịp thở chậm và sâu để tăng cường oxy trong mỗi lần thở.

2. KĨ thuật thở theo nhịp

Mục tiêu: Giúp điều chỉnh hơi thở đều đặn và hiệu quả khi vận động, giảm tình trạng mất cân bằng oxy khi di chuyển ở địa hình cao.

  • Cách thực hiện:Khi bạn đang đi bộ hoặc leo dốc, hãy cố gắng đồng bộ hơi thở với nhịp bước chân.
    Ví dụ: 2 bước chân hít vào, 3 bước chân thở ra.
    Điều này giúp bạn duy trì nhịp thở ổn định, tăng khả năng hấp thụ oxy và tránh tình trạng thở gấp khi hoạt động mạnh.

3. KĨ thuật thở bằng cơ hoành

Mục tiêu: Tăng cường lượng không khí vào phần dưới của phổi, nơi lượng oxy được hấp thụ tốt nhất.

  • Cách thực hiện:Khi vận động, hãy chú ý thở bằng cơ hoành (bụng) thay vì thở nông bằng ngực.
    Hít vào sâu qua mũi, để bụng phình lên (phần bụng dưới mở rộng).
    Thở ra từ từ qua miệng, thót bụng lại.
    Bằng cách thở bằng cơ hoành, bạn tối ưu hóa khả năng hấp thụ oxy vào máu và giảm tình trạng thiếu oxy do không khí loãng.

4. KỸ THUẬT HÍT THỞ “NHANH MẠNH NGẮN ỒN”


Đây chính là ki thuật hít thở của bài “Làm mạnh hệ miễn dịch – Phòng chống dịch bệnh” mà chúng ta đang tập luyện trong chương trình lớp quí 4/2024.

Kĩ thuật thở này với tốc độ rất nhanh, mạnh mẽ giúp đưa ô xy lên não một cách kịp thời.

Ngoài ra, nó còn kích thích tuần hoàn máu và hỗ trợ phổi làm việc hiệu quả hơn, giúp cung cấp oxy đến các tế bào một cách tối ưu trong điều kiện áp suất không khí giảm.

Kỹ thuật này có thể giúp người thực hiện giữ được sự tập trung và giảm căng thẳng do thiếu oxy, giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với môi trường ở độ cao.

Trong 4 kĩ thuật hít thở ở trên, 3 kĩ thuật đầu áp dụng một cách thường xuyên (bạn có thể áp dụng luân phiên từng kĩ thuật trong một khoảng thời gian 30 phút rồi thay đổi. Hoặc cũng có thể chọn 1 trong 3 cách chứ không nhất thiết phải áp dụng 3 cách cùng một lúc. Hãy chọn cách nào thấy phù hợp).

Riêng kĩ thuật hít thở thứ 4, hãy coi đây là liệu pháp “cấp tính, cấp cứu”, nghĩa là cứ khoảng độ 1 tiếng lại hít thở khoảng 3 hiệp x 32 hơi thở như được dạy trên lớp. Có điều, chỉ cần hít thở chứ không áp dụng cùng các động tác tay chân (bởi khi đó bạn đang di chuyển cùng đoàn thì khó mà làm được điều này).

Chúc bạn có chuyến du lịch bổ ích, thú vị và an toàn cùng Khí công Himalaya!

Tác giả: Chưởng môn phái Khí công Himalaya Trần Hoài Văn

Xin vui lòng ghi rõ nguồn “Câu lạc bộ Khí công Himalaya – https://khiconghimalaya.vn” khi phát hành lại thông tin trên.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.