(Phần 1)
Mặc dù vừa đăng lên được hơn 2 tiếng, nhưng tôi đã nhận được một số câu hỏi dưới dạng comment rất thú vị.
Tôi rất thích những câu hỏi này và nghĩ rằng có thể nó sẽ bổ ích cho một số người quan tâm.
Vì vậy, tôi sẽ đưa các câu hỏi đó lên đây dưới dạng một status nghiêm túc chứ không chỉ là trả lời dưới dạng comment nữa.
==================
I/Câu hỏi của bạn
“Đặng Hoàng Nguyên
Làm thế nào để biết được tần số rung động của mình là bao nhiêu ạ?”
Tran Hoai Van KhicongHimalaya
“Đặng Hoàng Nguyên
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi! Tôi rất thích câu hỏi này.
Vì đây là một câu hỏi rất hay!
Xin giả nhời bạn như sau:
Để biết được tần số rung động của mình, có hai cách tiếp cận chính:
1/ Cách tiếp cận trực quan & tự cảm nhận
Một người có tần số rung động cao hay thấp sẽ biểu hiện qua thể chất, tinh thần, cảm xúc và năng lượng tổng thể. Bạn có thể tự đánh giá dựa trên các dấu hiệu sau:
A/ Tần số cao:
-Cảm thấy bình an, hạnh phúc, yêu đời.
-Cơ thể nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng.
-Trực giác mạnh mẽ, tâm trí sáng suốt.
-Dễ thu hút những điều tốt đẹp, thuận lợi trong cuộc sống.
-Dễ dàng kết nối với thiên nhiên, vũ trụ, thiền định sâu.
B/Tần số thấp:
-Cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, trì trệ.
-Dễ cáu giận, lo âu, suy nghĩ tiêu cực.
-Mất động lực, dễ bị stress, trầm cảm.
-Thường xuyên gặp khó khăn, bế tắc, cảm thấy mọi thứ “chống lại mình”.
-Cơ thể dễ bệnh tật, đau nhức, hệ miễn dịch yếu.
2/Cách tiếp cận khoa học – Đo tần số rung động
Nếu muốn có một con số cụ thể, bạn có thể tham khảo thang đo tần số rung động theo David R. Hawkins, nhà khoa học đã nghiên cứu và phân loại năng lượng con người theo Hz.
Tuy nhiên, nếu làm theo cách này thì sẽ rất “Lục Tốn” (là chú của Lục Dận – đại thần nhà Đông Ngô)
Vì sẽ phải chi rất nhiều “cờ lo ro xít” để sở hữu các thiết bị đó.
Vậy tôi khuyên bạn nên theo cách thứ nhất cho nó lành và NGON – BỔ – RẺ!!!
Một lần nữa, cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi và đặt câu hỏi thú vị.
Hi vọng bạn hài lòng với câu trả lời của tôi?!”
“Đặng Hoàng Nguyên
Tran Hoai Van KhicongHimalaya cảm ơn Thầy đã dành nhiều tâm huyết ạ. Diễn đạt những thứ trừu tượng như vậy bằng ngôn ngữ đời thường dễ hiểu vậy thực sự em rất trân trọng.”
“Tran Hoai Van KhicongHimalaya
Đặng Hoàng Nguyên Cảm ơn bạn đã đánh giá cao việc làm của tôi!
Sở dĩ như vậy, bởi tôi có thói quen là cứ “suy bụng ta ra bụng người” – Tôi vốn không thích và không hiểu được những thứ rối rắm, phức tạp nên hay chọn con đường giản dị, dễ hiểu mà đi, mà làm, mà giải thích.
Tất cả các kiến thức trong công trình nghiên cứu này (còn 4 phần chưa đăng) đều là kiến thức của nhiều nhà khoa học ở những lĩnh vực khác nhau đã viết ra. Tôi chỉ có mỗi việc “ngồi đọc và tiêu hóa theo cách hiểu của mình rồi diễn giải lại thôi” chứ cũng không có gì quá to tát, đặc biệt cả.
Có lẽ chỉ có mỗi phần liên quan tới Khí công Himalaya là kiến thức của tôi được học hỏi từ Sư Phụ và các vị Thầy, các đồng nghiệp khác chứ không liên quan gì tới “sách vở”.
II/Câu hỏi của bạn Phạm Thu Hiền
“Thầy ơi em rất muốn khai mở luân xa 7, e đạt tỉnh thức và đang tiến đến giác ngộ”
Tran Hoai Van KhicongHimalaya
“Phạm Thu Hiền Bạn đã tham gia tập Khí công Himalaya với tôi bao giờ chưa?”
Phạm Thu Hiền
Tran Hoai Van KhicongHimalaya dạ em đã tập được 1 thời gian xong em nghỉ ạ. Em cũng đang muốn tập lại đây thầy ơi, đúng là khi muốn gì thì cả vũ trụ giúp đỡ.
Tran Hoai Van KhicongHimalaya
“Phạm Thu Hiền Không, xin đừng hiểu lầm là tôi hỏi như vậy với mục đích “chèo kéo” bạn quay trở lại tập luyện để tôi có thêm 500k mỗi tháng.
Tôi trân trọng đồng tiền do mình đổ mồ hôi công sức để có được, nhưng nhất định không “lùa gà” đâu. Ai đánh giá được giá trị tuyệt vời của những bài tập và công sức của tôi bỏ ra để hướng dẫn thì tôi xin nhận tiền thù lao. Còn nếu không thì tôi không mong muốn nhận đâu.
Quay trở lại với “mong muốn mở luân xa 7” của bạn, tôi nghĩ rằng tốt nhất là sẽ viết một status để trao đổi về việc này. Có thế mới “bõ công”, chứ nếu chỉ trả lời ở phần comment này thì “quá phí”.
Bạn có vui lòng để tôi làm điều đó không?”
Phạm Thu Hiền
“Tran Hoai Van KhicongHimalaya Em biết Thầy 5 năm rồi, không tự nhiên 5 năm em lại theo dõi lâu thế nếu Thầy không phải người có tài có tâm. Ý em là đang nói chữ “duyên” thầy ạ. Khi mong muốn hình thành thì năng lượng đã phát ra, chỉ chờ nhân duyên mà thành cuộc nói chuyện này.”
========================
VÀ BÂY GIỜ, ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI CHÍNH THỨC MÀ TÔI MUỐN GỬI TỚI BẠN Phạm Thu Hiền:
Phạm Thu Hiền thân mến,
Tôi rất vui khi thấy em có sự quan tâm sâu sắc đến việc khai mở luân xa 7, nâng cao ý thức và tiến đến giác ngộ.
Tuy nhiên, tôi muốn chia sẻ với em một góc nhìn toàn diện hơn về luân xa, để em có thể hiểu rõ hơn về hành trình này.
Trên thực tế, tất cả các luân xa trong cơ thể con người đều hoạt động, chỉ là ở những mức độ khác nhau. Không có luân xa nào hoàn toàn đóng, cũng như không có luân xa nào chỉ cần “mở ra” là đạt được trạng thái cao siêu ngay lập tức.
Vấn đề quan trọng nhất không phải là mở luân xa, mà là làm sao để cân bằng, hài hòa và vận hành đúng cách.
Ví dụ, luân xa 6 (còn gọi là con mắt thứ ba), theo nhiều trường phái (trong đó có Khí công Himalaya), hoạt động mạnh mẽ khi con người còn nhỏ (từ sơ sinh đến khoảng 4-6 tuổi).
Khi đó, trẻ em thường có khả năng cảm nhận rất nhạy bén về thế giới xung quanh, bao gồm cả những điều mà người lớn khó nhận ra. Nhưng khi trưởng thành, do sự phát triển của não bộ, sự xã hội hóa và những tác động từ môi trường, khả năng này dần bị hạn chế.
Còn nói một cách thuần túy dưới lăng kính của Khí công Himalaya: Đó là do Tạo hóa làm như vậy để “đứa trẻ” có thể sống một kiếp người bình thường, trọn vẹn mà không bị ảnh hưởng bởi “bất kì điều gì” ở một “thế giới hoàn toàn khác”.
Điều đó không có nghĩa là luân xa 6 đóng lại, mà chỉ là nó không còn hoạt động mạnh mẽ một cách tự nhiên như trước. (Cũng theo quan điểm của Khí công Himalaya, Luân xa 6 sẽ hoạt động mạnh mẽ trở lại vào giai đoạn người già sắp “trở về với nơi mà họ đến với thế giới này”)
Tương tự, luân xa 7 (luân xa đỉnh đầu) không phải là một cánh cửa có thể “mở ra” chỉ bằng một lần thực hành nào đó. Nó là kết quả của cả một hành trình tu luyện nội tâm sâu sắc, kết hợp giữa tâm thức tĩnh tại, hơi thở, thiền định, và sự cân bằng tổng thể của toàn bộ hệ thống năng lượng trong cơ thể.
Vậy nên, thay vì tập trung vào việc “mở” luân xa nào đó, em hãy tập trung vào việc nuôi dưỡng và điều hòa năng lượng một cách tổng thể. Khi tâm trí trong sáng, hơi thở ổn định, cảm xúc hài hòa, thì tất cả luân xa đều sẽ tự nhiên hoạt động đúng cách và hỗ trợ lẫn nhau.
Gợi ý thực hành:
– Hơi thở & thiền định: Thực hành thiền kết hợp với hơi thở dài sâu hoặc “Thở lửa” để thanh lọc tâm trí, giúp luân xa hoạt động hài hòa.
–Mật chú bảo vệ & khai mở ý thức: Sử dụng mantra để kết nối với trí tuệ vô hạn hoặc thức tỉnh ý thức sâu sắc.
–Khí công Himalaya: Nếu em muốn thực hành một cách bài bản hơn, hãy quay lại tập luyện cùng tôi và mọi người để nhận được sự hướng dẫn đúng đắn.
Trong những khóa học sắp tới, tôi sẽ chú trọng nhiều hơn tới phần thiền định và mantra để giúp học viên thực sự bước vào con đường Bạch Tán Khí công Himalaya.
Nhớ rằng, tinh tấn thực hành chính là chìa khóa của giác ngộ, chứ không phải là một điểm đích mà chúng ta có thể vội vàng chạm tới. Hãy để hành trình này là một sự chuyển hóa tự nhiên, em sẽ thấy những thay đổi thực sự từ bên trong.
Chúc em luôn bình an trên con đường khám phá chính mình!
========================
III/Comment của chị Lâm Nguyễn:
“Tôi có quen một bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, hiện đang giảng dạy trường đại học y ở một thành phố lớn. Vị bác sĩ này thấy vong, đặc biệt là các vong thai nhi. Ai đã từng sẩy hay bỏ thai bao nhiêu con là bác sĩ thấy chừng đó vong khi họ đến khám bệnh với bác. Bác sĩ cũng có thể nói chuyện với những người đã mất. Bác đã từng “gặp” bà cô bên chồng của tôi và truyền đạt lại những gì bà cô dặn dò, mọi việc sau đó diễn ra đúng y như vậy.Tôi thấy thế giới tâm linh thật vô cùng kỳ lạ mà không nhà khoa học nào có thể giải thích được. Vì vậy, tôi rất mong chờ bài viết lý giải của thầy Trần Hoài Văn dưới góc nhìn vừa tâm linh vừa khoa học.”
Để trả lời comment này, cần phải có một bài viết khá công phu mới lí giải được hết.
Tôi xin hẹn chị Lâm Nguyễn vào ngày mai.
Bây giờ là 0h22 rồi. Có lẽ tôi cần phải thiền và ngủ một chút để thức dạy vào lúc 4h30 sáng cùng lớp trực tuyến.
Tác giả: Chưởng môn phái Khí công Himalaya Trần Hoài Văn
Xin vui lòng ghi rõ nguồn “Câu lạc bộ Khí công Himalaya – https://khiconghimalaya.vn” khi phát hành lại thông tin trên.