fbpx

HƠI THỞ GIÚP CÂN BẰNG MÔI TRƯỜNG KIỀM – AXIT TRONG CƠ THỂ!

Bạn Thuy Ho hỏi:
“Thưa thầy và các cô bác anh chị em trong nhóm cho em hỏi, tại sao em không thể nào hít vào dài hơi được ạ, mặc dù em có thể thở ra rất dài. Có cách nào để cải thiện được không vì em tập cũng khá nhiều lần rồi mà vẫn không được ạ? Xin cảm ơn mọi người chia sẻ!”
Sau đó, có thêm bạn Nguyễn Thị Thu Nga cũng “cùng cảnh” khi comment: “thầy ơi em cũng bị y như bạn Thuy Ho, hít vào chỉ dc đến 8 giây là cùng, trong khi thở ra em thử thì có thể kéo dài dc đến 30 giây”

Tôi xin được trả lời 02 “cô nương”  như sau:


Các kĩ thuật thở mà chúng ta tập luyện trong chương trình của lớp quí 2/2024 nằm trong chương trình đào tạo các Lạt Ma Tây Tạng để giúp họ có sức khỏe bền bỉ phòng chống bệnh tật, tồn tại được trong điều kiện sống khắc nghiệt của khí hậu và cả chế độ dinh dưỡng thiếu thốn trên dãy Himalaya.

Cụ thể, các kĩ thuật hít thở mà lớp quí 2/2024 tập luyện có các tác dụng:

1/Thải ĐỘC TỐ – trược khí (hay còn gọi là thán khí, những khí mà cơ thể mình không cần, tích tụ nhiều sẽ rất có hại, chính là khí độc). Hay nói một cách nôm na là kĩ thuật này có tác dụng “dọn rác thải” để làm sạch “ngôi nhà cơ thể” của chúng ta.

2/Cân bằng ÂM – DƯƠNG.

3/Làm mạnh hệ miễn dịch.

Vấn đề bạn hỏi ở đây liên quan tới cả 3 kĩ thuật hít thở. Tuy nhiên, tôi hiểu là bạn đang gặp khó khăn ngay ở kĩ thuật hít thở thứ 1 và 2 (vì kĩ thuật thứ 3 chúng ta sẽ học sau một vài ngày nữa).

Tôi sẽ nói rõ hơn về cả 3 kĩ thuật hít thở này trong một bài viết sắp tới.

Ở đây, chỉ xin diễn giải khái quát bằng góc nhìn Y học hiện đại để các bạn dễ hiểu:

Nếu trong y học cổ truyền và Khí công, yếu tố CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG được hết sức chú trọng, là kim chỉ nam của mọi phương pháp chữa bệnh và tập luyện…

Thì đối với Y học hiện đại, CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG chính là phải giữ được sự ổn định của môi trường nội môi (bên trong cơ thể).

Nghĩa là phải giữ được tỉ lệ giữa kiềm và axit để đảm bảo độ pH=7,4.

Độ pH trên hoặc dưới phạm vi này có nghĩa là có triệu chứng bệnh tật. Nếu pH máu dưới 6,8 hoặc trên 7,8 thì các tế bào ngừng hoạt động và cơ thể chết.
Đặc biệt nguy hiểm khi mức axit quá cao thường dẫn tới UNG THƯ.

Độ pH có giữ được ở mức 7,4 hay bị cao hơn, hoặc thấp hơn…?
Tất thảy đều phụ thuộc vào việc chúng ta hít thở ra sao và ăn cái gì…?

Vậy các kĩ thuật hít thở mà chúng ta đang học sẽ giải quyết vấn đề ổn định môi trường kiềm – axit.

Về mặt kĩ thuật, tất cả các kĩ thuật hít thở này dễ tới mức ai cũng có thể tập được.

Nhưng để tập chất lượng, thì đòi hỏi phải hít vào sâu nhất (dài nhất) và thở ra cũng dài nhất (sâu nhất) có thể.

Việc hai “cô nương” hít vào được ngắn so với hơi thở ra…

Vì chưa được nhìn tận mắt, sờ tận tay nên tôi mạn phép phỏng đoán có mấy nguyên nhân sau:

1/Thay vì phải hít vào từ từ, chậm rãi nhất có thể, thì các “cô nương” lại hít một cách rất “hoành tráng”, vèo phát là đầy căng phổi. Mà phổi đã đầy rồi thì làm sao còn hít được nữa?

2/Cơ phổi của các “cô nương” yếu nên không hỗ trợ cho hơi hít vào được sâu, được nhiều

3/Có nhiều thán khí, trược khí tồn đọng trong cơ thể, đặc biệt là ở trong phổi nên không còn chỗ để mà hít dưỡng khí vào.

Nhìn thần thái hai “cô nương” qua ảnh ở trên PHÂY, thì tôi lại mạn phép đoán lần nữa “rằng thì là mà”: Các cô nương phạm phải nguyên nhân thứ 1 thôi.
Mà nếu phạm phải nguyên nhân này, thì thay vì “làm vèo phát” đầy căng cả phổi, các cô nương hãy hít thở chậm rãi nhất, từ từ nhất có thể. Nếu làm như vậy, ắt thời gian hít vào sẽ tăng lên.
NHƯNG NHỚ LÀ CÁI GÌ CŨNG CÓ MỨC ĐỘ CỦA NÓ VÀ PHẢI TẬP VỪA SỨC NHƯ TÔI VẪN LƯU Ý Ở TRÊN LỚP NHÉ!

Còn nếu các cô nương thường xuyên bị tình trạng tức ngực, khó thở, người luôn yếu xỉu xìu xìu, hoa mắt, chóng mặt như kiểu thiếu khí… thì các cô nương đang ở nguyên nhân thứ 2 hoặc 3 (cũng có thể là cả 2 và 3 luôn).

Nếu vậy thì hơi “dở” hơn so với nguyên nhân thứ nhất. Nhưng hãy yên tâm, cứ tập luyện đều đặn sẽ đỡ dần.

Nhưng xin nhắc lại, quan sát khí sắc các cô nương qua ảnh ở trên PHÂY thì tôi thiên về nguyên nhân thứ nhất.
Cũng có thể tôi sai do những bức ảnh này đã được “phủ bì” hàng kg son phấn chăng??? 😁😆🤣

Tạm thời thế, các cô nương hãy tư duy và tìm xem mình đang ở “cái gạch đầu dòng” thứ mấy nhé!
Kiểu gì chúng ta cũng có cách để gỡ.
Trong những buổi học tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn các học viên kĩ thuật làm sao hít thở được sâu nhất có thể.

Hi vọng 2 “cô nương” và những học viên nào đang gặp phải tình trạng tương tự sẽ tìm được câu trả lời cho mình.

Còn dù là nguyên nhân nào, thì chúng ta cũng sẽ khắc phục được qua chương trình tập luyện Khí công Himalaya.

Hãy đọc kĩ lại nội dung tập luyện để tự tin hơn:

THÔNG BÁO KHAI GIẢNG LỚP KHÍ CÔNG TRỰC TIẾP VÀ TRỰC TUYẾN QUÍ 2/2024 (nội dung chi tiết xin xem phần dưới)

Đừng lo lắng, sợ hãi nhé!

Tác giả: Chưởng môn phái Khí công Himalaya Trần Hoài Văn

Xin vui lòng ghi rõ nguồn “Câu lạc bộ Khí công Himalaya – https://khiconghimalaya.vn” khi phát hành lại thông tin trên.

Thông tin liên hệ:

Tuyên bố trách nhiệm:

Thông tin trên https://khiconghimalaya.vn chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị lâm sàng.
Thông tin trên https://khiconghimalaya.vn có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong và ngoài nước; nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.