IV/ TIỂU ĐƯỜNG DƯỚI GÓC ĐỘ CỦA KHÍ CÔNG HIMALAYA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Cho đến đây, chắc chắn chúng ta đã đều có thể nhớ những định nghĩa chung nhất về tiểu đường qua sự nghiên cứu mổ xẻ của y học hiện đại (phần II), y học cổ truyền (phần III). Xin tóm lược lại như sau cho những ai chưa kịp nhớ (tất nhiên, đây là những người chưa bị tiểu đường):
“Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…”
Chúng ta cũng đã biết sơ bộ cách điều trị của y học hiện đại và y học cổ truyền. Vậy với Khí công Himalaya sẽ thế nào?
Vâng, chúng ta vào việc luôn đây!
TIÊU CHÍ KHẮC PHỤC CỦA KHÍ CÔNG HIMALAYA: CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG – THÔNG KHÍ HUYẾT – PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG CỦA TẠNG PHỦ.
Đọc đến đây, chắc sẽ có một số thấy hơi nản vì lại gặp phải những khái niệm rất cổ, rất trừu tượng, rất khó hiểu… Còn những ai đã nghiên cứu về đông y hoặc các môn phái khí công thì sẽ thốt lên: “Chung chung quá! Nói thế ai chả nói được!”
Vâng, quả vậy! Nhưng cái “chung chung quá” đó chính là kim chỉ nam cho cả một hệ thống y học cổ truyền và các trường phái khí công dưỡng sinh. Với “kim chỉ nam” này, có thể chữa bách bệnh, hay nói chính xác hơn, nếu luôn giữ được cơ thể cân bằng âm dương, khí huyết lưu thông, lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh thì không có bệnh tật nào có thể tác oai tác quái được.
Chiến lược vĩ mô là như vậy. Còn đối với mỗi loại bệnh, lại có cách tiếp cận (hay còn gọi là chiến thuật) riêng. Vậy, áp dụng vào trường hợp bệnh tiểu đường này là như thế nào? Tôi sẽ cố gắng ít sử dụng nhất những kiến giải theo góc nhìn của đông y hoặc khí công, mà sẽ dùng kiến thức của y học hiện đại để lí giải, luận giải “kim chỉ nam” ở trên và áp dụng cụ thể vào căn bệnh tiểu đường này. Cũng xin nói ngay cho rõ: Tôi cực kì kính trọng tính minh triết của y học cổ truyền, của khí công dưỡng sinh nói chung. Bản thân cũng vô cùng tin tưởng nên đang luôn có ý thức trau dồi, học hỏi về y học cổ truyền bất kì khi nào có cơ hội, ở bất kì ai mà tôi thấy có những điều hay. Nhưng sở dĩ ở đây, tôi sẽ dùng cách kiến giải của y học hiện đại để thấy thực ra, giữa tây y và đông y có những cái “gốc rễ, nền tảng”, hay tạm gọi là “mẫu số chung” trong quá trình nghiên cứu về sức khỏe của con người. Có chăng, nếu y học cổ truyền chủ trương trị bệnh tại gốc, nhiều khi đau chỗ nọ nhưng lại chữa chỗ kia: Thì tây y thường trị bệnh ở ngọn kiểu “đau đâu chữa đấy”. Mỗi cách chữa đều có những ưu việt của nó. Cụ thể là trong những trường hợp “ngàn cân treo sợi tóc” mang tính CẤP TÍNH, CẤP CỨU, thì y học hiện đại vô cùng đắc dụng. Nhưng nếu gặp phải những căn bệnh mãn tính, xuất phát từ chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt, làm việc… thì Đông y chiếm thế thượng phong.
Do đó, nếu cá nhân mỗi bác sĩ, thầy thuốc, thầy khí công ngoài lĩnh vực mình được đào tạo, nếu am hiểu hơn về cả lĩnh vực khác thì sẽ có thể giúp ích được nhiều hơn cho người bệnh. Và đối với bất kì ai cũng vậy. Những kiến thức về sức khỏe luôn luôn vô cùng có ích lợi trong việc chăm sóc, gìn giữ sức khỏe cho chính mình.
Tôi là một kẻ ngoại đạo, nên những gì viết ra đây hoàn toàn do tự học, tự mò mẫm qua các tài liệu đông tây kim cổ. Thấy cái gì liên quan tới nhau thì nghiền ngẫm, xâu chuỗi lại trong một (những) trật tự mà vốn hiểu biết của mình thấy là hợp lí. Do đó, không tránh khỏi những sự ngô nghê, thậm chí là sai lầm. Mong được các nhà chuyên môn vui lòng chỉ bảo.
* * *
Xin quay lại với “kim chỉ nam” đã nêu ở ngay trên:
TIÊU CHÍ KHẮC PHỤC CỦA KHÍ CÔNG HIMALAYA:
-CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG
-THÔNG KHÍ HUYẾT
-PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG CỦA TẠNG PHỦ.
1/Trước hết, xin NÓI VỀ CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG.
Tất cả những ai đã nghiên cứu về y học cổ truyền, khí công dưỡng sinh, võ thuật, phong thủy, địa lí… thì đã quá quen với khái niệm ÂM – DƯƠNG.
ÂM – DƯƠNG là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Hai thực thể đối lập này hiện diện ở tất cả mọi ngóc ngách trong vũ trụ từ qui mô vĩ mô đến vi mô, luôn song hành cùng nhau, tương hỗ nhau. Những nghiên cứu từ nhiều ngàn năm nay cho thấy ÂM DƯƠNG làm sự vật luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong… gọi là Học thuyết âm dương.
Trong y học cổ truyên và khí công dưỡng sinh, Học thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, và các phương pháp chữa bệnh, tập luyện…
Tôi sẽ không sa đà, đi sâu vào học thuyết ÂM DƯƠNG này với những khái niệm “Âm dương đối lập”, “Âm dương tiêu trưởng”, “Âm dương hỗ căn”, “Âm dương bình hành”… vì vừa mất thời gian của bạn đọc, vừa thực sự không cần thiết trong khuôn khổ bài viết này.
Tuy nhiên, cũng nên biết một vài hiện tượng, trạng thái liên quan tới âm dương mà chúng ta gặp hàng ngày và phải có nó mới có sự sống.
ÂM – DƯƠNG/ĐÊM – NGÀY
ÂM – DƯƠNG/LẠNH – NÓNG
ÂM – DƯƠNG/MẶT TRĂNG – MẶT TRỜI
ÂM – DƯƠNG/NƯỚC – LỬA
ÂM – DƯƠNG/ỨC CHẾ – HƯNG PHẤN
ÂM – DƯƠNG/MỀM – CỨNG
ÂM – DƯƠNG/ĐÀN BÀ – ĐÀN ÔNG…
Vậy cái mà y học cổ truyền và khí công hay nói tới là “cân bằng âm dương” thực chất là gì?
– Điều đầu tiên phải khẳng định: Phải có ÂM DƯƠNG thì mới có sự sống (ở con người, động vật, thực vật) và sự tồn tại (ở vật chất hữu cơ, vô cơ).
– Tuy vậy, chúng ta không nên hiểu một cách cứng nhắc rằng CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG NGHĨA LÀ LUÔN PHẢI BẰNG NHAU THEO TỈ LỆ 50/50.
Ví dụ:
– Nếu tiết trời cứ hôm nay nắng nóng gay gắt như sa mạc. Hôm sau lại mưa thối trời thối đất. Rồi hôm sau lại nắng nóng như thiêu như đốt. Hôm sau nữa lại mưa đến mức muốn thiu cả người. Rồi cứ thế lặp đi lặp lại theo tỉ lệ 50/50…
Thì hỏi sống sao nổi?
– Ngày nào cũng có mặt trời soi rọi, nếu theo tỉ lệ 50/50 thì đêm nào cũng phải có mặt trăng tròn vành vạnh sáng quắc để cái đám 7 tỉ người ngửa mặt lên trời hân hoan ngắm cảnh chú Cuội trong tình trạng cực kì “lí bí” đuổi chị Hằng Nga chạy tụt cả sống áo (tất nhiên, vừa chạy vừa ngoái đầu lại và thầm nghĩ “Không hiểu mình chạy thế này có nhanh quá không nhỉ”)…
Và nếu điều đó xảy ra, thì mọi khái niệm về thời gian, không gian, ngày, tháng, năm… độ nghiêng của trục trái đất, mực nước thủy triều sẽ biến đổi thế nào? Sự sống của vạn vật muôn loài sẽ ra sao?
Rồi còn chu kì kinh nguyệt của chị em nữa chứ (có lẽ chúng ta đã biết rằng chu kì kinh nguyệt phụ nữ bị hưởng rất nhiều tới vòng quay của mặt trăng)? Chẳng lẽ cứ ban ngày thì sạch sẽ, ban đêm thì “đèn đỏ”…? Vậy trứng rụng vào lúc nào? Sinh sản ra sao?
Ôi, nghĩ đến đây mà thấy sởn da gà, mặt mũi tái mét vì sợ hãi… Bởi nếu như vậy, thì đám đàn ông có mà “móm” hết và nên kê trym lên thớt chặt phăng đi cho đỡ vướng. Còn đám chị em chắc chắn sẽ phát rồ trước cả đám đàn ông kia… Đó là điều chắc chắn, vì các bà “máu” bỏ cmn lên được, còn hơn đàn ông nhiều í…
– Nếu theo tỉ lệ 50/50 thì về mặt tinh thần, hôm nay sẽ hưng phấn tột độ, vui hết cỡ, tăng động hết cỡ. Sẽ đi tìm hội hè, đám cưới, sinh nhật để hò hét, đàn sáo vang lừng, nốc rượu như chó uống nước gạo, ra đường đái bậy và làm nhiều trò nhố nhăng khác… Để rồi ngày hôm sau nhất định phải đi tìm đám ma (chẳng quan trọng là ai chết) để vật vã, khóc lóc, bứt tóc, giựt râu, đấm ngực thùm thụp, đái ra quần… Và cứ thế, hôm sau lại đám cưới nói cười hỉ hả, hôm sau nữa nhất định phải đám ma để được khóc, được buồn à?
– Nếu hai trụ cột chính của hóa học là a xít và kiềm lúc nào cũng phải theo tỉ lệ 50/50 thì môi trường hữu cơ, vô cơ… sẽ đảo lộn ra sao? Và điều vô cùng quan trọng là môi trường nội môi trong cơ thể con người, nếu cứ phải 50% là axit, 50% là kiềm thì chúng ta sẽ ngoẻo ngay từ khi chưa kịp sống. Bởi tỉ lệ của chúng phải là 80% kiềm, chỉ 20% axit thì mới đảm bảo độ pH là 7,4. Và cũng chỉ khi độ pH là 7,4 thì cơ thể mới khỏe mạnh.
– Rồi nếu Oxy và Cacbonic (hai loại khí quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể) cũng nhất định phải đảm bảo 50/50 thì chúng ta cũng ngoẻo ngay lập tức. Bởi cơ thể đòi hỏi phải đảm bảo tỉ lệ giữa Cacbonic là 1,5 và Oxy chỉ là 1. Và chỉ khi tỉ lệ này được bảo đảm, thì mọi hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể mới diễn ra một cách hiệu quả nhất, đảm bảo không ốm đau, bệnh tật.
(Xin xem thêm về tỉ lệ vàng giữa Cacbonic và Oxy trong loạt bài “Tẩu hỏa nhập ma”)
Vân vân và vân vân…
Còn rất nhiều những thứ mà cái gọi là SỰ CÂN BẰNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP HIỂU MỘT CÁCH CỨNG NHẮC LÀ CỨ PHẢI THEO TỈ LỆ 50/50
Và như vậy, chúng ta có thể rút ra kết luận:
SỰ CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG TRONG CƠ THỂ như y học cổ truyền, khí công vẫn đề cập, dưới ánh sáng của y học hiện đại chính là phải giữ được TỶ LỆ VÀNG của tất cả những yếu tố, các chất dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất, môi trường nội môi… mà cơ thể đòi hỏi cần phải có.
Và TỶ LỆ VÀNG này do ai qui định? Đó chính do MẸ THIÊN NHIÊN đã qui định, cài đặt trong cơ thể khi tạo ra cái bọn tên là LOÀI NGƯỜI này. Còn y học cổ truyền, khí công hay y học hiện đại dù có nói, có diễn giải cách này hay cách khác, con số nọ kia, quá trình thực nghiệm, thử nghiệm… thì cũng chỉ để nói lên một điều: PHẢI TUÂN THEO TỶ LỆ VÀNG MÀ MẸ THIÊN NHIÊN ĐÃ ĐẶT RA.
Cấm cãi! Vì nếu cãi, nếu vi phạm những gì MẸ THIÊN NHIÊN đã tạo ra thì chỉ có chết!
Sau khi đã thống nhất được vụ CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG phải được hiểu một cách uyển chuyển, khoa học thì chúng ta sẽ nói tiếp những phần sau: “Thông khí huyết” lí giải dưới ánh sáng của y học hiện đại là gì và tìm hiểu xem vai trò của khí công nói chung và Khí công Himalaya đến đâu và như thế nào.