fbpx

Bài tập đề phòng đột quỵ thời hậu COVID-19

Mới đây, chúng ta đã rất bàng hoàng cũng như kính phục trước anh N.T.B (53 tuổi) – tài xế xe khách bị đột quỵ khi đang lái xe. Dù ngã gục xuống vô-lăng, co giật nhưng anh vẫn cố gắng dừng chiếc xe lại thành công để không gây tai nạn cho hành khách và người đang di chuyển trên đường.

Tài xế xe khách bị đột quỵ khi đang lái xe (Ảnh: Internet)

Sau trường hợp này, chúng ta lại một lần nữa phải nhắc tới đột quỵ và tỷ lệ người bị đột quỵ. Từ sau dịch Covid-19, tỉ lệ người bị đột quỵ tăng cao hơn rất nhiều, nếu để ý quanh ta sẽ thấy điều này một cách rõ ràng và không có gì là ngẫu nhiên cả.

Hệ quả sau những mũi tiêm

Tôi xin trích dẫn lại của lời của Bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM đã từng chia sẻ.

“Có đến 55 triệu chứng tồn tại lâu dài sau khi hồi phục Covid-19. Trong đó, có 1/5 số bệnh nhân xuất hiện tổn thương tim kéo dài, 20-60% bệnh nhân gặp bất thường về tim ở thời điểm hai tháng sau khi nhiễm Covid-19. Thậm chí, một số người còn bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi Covid-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mạn tính hay có các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch như đái tháo đường, thừa cân – béo phì, tăng huyết áp…”

Tiêm vaccine có thể để lại di chứng.

Nghiên cứu của Elife cũng chỉ ra rằng, một số lượng lớn bệnh nhân hậu Covid-19 gặp phải di chứng hình thành cục máu đông. Nguyên nhân được xác định là do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu sau khi hồi phục. Phát hiện này giúp giải thích lý do tại sao một số người từng mắc Covid-19 bị các triệu chứng tim mạch “ghé thăm” thường xuyên. Đó là căn nguyên của việc xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như đột quỵ não, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim.

Dẫn thêm thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ để thêm sự tin tưởng: Vaccine thế hệ hai phòng ngừa Omicron của Pfizer làm gia tăng tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ (do cục máu đông) ở người từ 65 tuổi trở lên trong vòng 3 tháng đầu tiên.

Mô tả về di chứng cục máu đông (Ảnh: Internet)

Trong những CÔNG BỐ CHÍNH THỨC kể trên đều có ba thông tin quan trọng, gồm: “Hình thành cục máu đông sau tiêm vaccine” – “Độ tuổi” – “Thời gian có khả năng đột quỵ sau tiêm”

Chúng ta đều hiểu, “hình thành cục máu đông sau tiêm vaccine” là có thật hoàn toàn chính xác, còn mốc thời gian và độ tuổi chỉ… mang tính chất tham khảo vì tới tận bây giờ, ta vẫn không thể thống kê, hiểu hết hay lường trước một cách đầy đủ hệ quả của việc tiêm vaccine Covid-19.

Như vậy, ta khẳng định lại rủi ro cho sức khỏe người đã tiêm là: Sau khi tiêm vaccine, sẽ CÓ THỂ gây nên hiện tượng đông máu cục bộ, thậm chí tắc nhiều nơi trong mạch máu, làm máu không lên não được hoặc tắc mạch máu cơ tim, gây ra đột quỵ.

Lưu ý: Bài này không nhằm mục đích tuyên truyền xấu về vaccine Covid-19. Ta chỉ nói về tác hại của vaccine Covid-19 – thứ đã được khoa học chứng minh và công bố trên toàn thế giới. Thuốc càng hiệu quả thì càng để lại nhiều biến chứng, cái này đã được Y học chứng minh và vaccine Covid-19 là một trường hợp như thế.

Trưởng bộ môn Trần Hoài Văn giảng dạy Trường Xuân Công.

Ta phải làm gì để phòng ngừa?

Đầu tiên hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới việc mang theo thuốc bên người đúng không? Thực tế thì như trường hợp của anh tài xế vừa qua, khi cơn đột quỵ đã tới thì không thể nào kịp lấy thuốc ra uống nổi đâu.

Các cụ nói một câu chân lý không bao giờ sai: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do vậy, ta nên chủ động phòng tránh rủi ro từ sớm.

Phương án đầu tiên là uống loại thuốc chống đông máu thường xuyên. Cách này vô cùng tốn kém, thuộc loại đắt “chảy máu mắt”, hoàn toàn không dành cho đại đa số người bình thường.

Trường Xuân Công giúp thông khí huyết, lưu thông khắp chân thân.

Phương án thứ hai rèn luyện sức khỏe, trong đó có BÀI TRƯỜNG XUÂN CÔNG và nó HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Trong bài viết tìm hiểu về chùm bài tập này, ta đã nói về nguyên lý THÔNG BẤT THỐNG/THỐNG BẤT THÔNG. Tức là nếu cơ thể đã thông suốt, khí huyết dồi dào thì không thống khổ vì bệnh tật. Còn nếu cơ thể đau bệnh thì có nghĩa là khí huyết bị tắc, không thông.

Trường Xuân Công giúp thông khí huyết, lưu thông khắp chân thân, đặc biệt là não, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bộ phận quan trọng bậc nhất trong cơ thể, giúp nuôi sống tế bào thần kinh, đầu óc được tỉnh táo. Đặc biệt để phòng ngừa đột quỵ là thức thứ 1 và thứ 4 – PHẢI TẬP LUYỆN THẬT KỸ. Nếu tập hàng ngày, khả năng tránh được đột quỵ sẽ là rất cao, rất rất cao!!! Cái gì quan trọng tôi xin nhắc lại hai lần.

Bên cạnh việc phòng chống đột quỵ thì Trường Xuân Công còn có nhiều tác dụng khác, vui lòng xem trong bài viết này: Tìm hiểu về Trường Xuân Công

Đây là bài tập được chia sẻ miễn phí vì cộng đồng và Trưởng bộ môn Khí công Himalaya Trần Hoài Văn đã có làm video chia sẻ trên Youtube. Mọi người hoàn toàn có thể tập theo hoặc đăng ký khóa học nếu muốn luyện tập cùng Trưởng bộ môn.

Chỉ xin mọi người đừng chủ quan, đừng coi thường sức khỏe và chăm chỉ rèn luyện để phòng tránh đột quỵ, chủ động bảo vệ chính bản thân mình.

Tác giả: Chưởng môn phái Khí công Himalaya Trần Hoài Văn

Xin vui lòng ghi rõ nguồn “Câu lạc bộ Khí công Himalaya – https://khiconghimalaya.vn” khi phát hành lại thông tin trên.

Thông tin liên hệ:

Tuyên bố trách nhiệm:

Thông tin trên https://khiconghimalaya.vn chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị lâm sàng.
Thông tin trên https://khiconghimalaya.vn có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong và ngoài nước; nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.