(Tiếp theo phần IV)
“SỰ CÂN BẰNG ÂM DƯƠNG TRONG CƠ THỂ hiểu theo đông y, khí công chính là phải giữ được TỶ LỆ VÀNG của tất cả những yếu tố, các chất dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất, môi trường nội môi… mà cơ thể đòi hỏi cần phải có.
Và TỶ LỆ VÀNG này do ai qui định? Đó chính do MẸ THIÊN NHIÊN đã qui định, cài đặt trong cơ thể khi tạo ra cái bọn tên là LOÀI NGƯỜI này. Còn dù là y học cổ truyền, khí công hay y học hiện đại dù có nói, có diễn giải cách này hay cách khác, con số nọ kia, quá trình thực nghiệm, thử nghiệm… thì cũng chỉ để nói lên một điều: PHẢI TUÂN THEO TỶ LỆ VÀNG MÀ MẸ THIÊN NHIÊN ĐÃ ĐẶT RA.”
2. THÔNG KHÍ HUYẾT
Và bây giờ, xin lí giải nốt một “kim chỉ nam” nữa của y học cổ truyền, khí công là “Thông khí huyết”. Hay chúng ta vẫn thường nghe câu “Thông bất thống, thống bất thông”. Nghĩa là: Khi khí huyết thông suốt thì không bệnh tật, còn khí huyết không thông thì sẽ bị bệnh.
Cũng xin được dùng các kiến thức của y học hiện đại để làm sáng tỏ điều này.
Trước hết, xin điểm qua những khái niệm cơ bản về khí huyết theo khí công và y học cổ truyền.
a/ Khí là gì?
Khí có nguồn gốc hóa sinh từ tinh khí của thức ăn uống phối hợp cùng khí trời hít thở hấp thụ vào. Khí được tạo ra giúp vận hành huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể, đồng thời cũng được đưa đến tạng phủ giúp tạng phủ hoạt động để tạo thành và duy trì hoạt động sống cho con người.
b/ Phân loại khí
– Nguyên khí: Bao gồm khí nguyên âm và khí nguyên dương bẩm thụ ở tiên thiên. Nguyên khí được tàng trữ ở thận, nhờ đường tam tiêu mà đi khắp nơi thúc đẩy hoạt động của ngũ tạng lục phủ và là nguồn gốc sự sinh hóa của cơ thể. Do nguyên khí đầy đủ tạng phủ sẽ mạnh, người sẽ ít bệnh tật và ngược lại.
– Tông khí: Là dạng không khí tự nhiên được hít vào, kết hợp với khí của tinh vi thủy cốc do tỳ vị tiêu hóa mà thành, được hình thành ở phế và tích tụ ở ngực, nó có tác dụng giúp phế hô hấp, giúp hành dưỡng huyết toàn thân.
– Dinh khí: Do tinh khí của thủy cốc sinh ra. Thiên “Dinh vệ tinh hội luận” sách Linh khu viết: “Cốc nhập ở vị chuyển vào phế, ngũ tạng lục phủ hấp thu. Thanh là dinh, dinh đi trong mạch, di chuyển không ngừng”. Sau khi vào mạch tạo thành một bộ phận của huyết. Cho nên công năng của nó, ngoài sinh huyết, còn có tác dụng dinh dưỡng toàn thân.
– Vệ khí: Là một bộ phận của dương khí, sinh ra ở thủy cốc. Nguồn gốc ở tỳ vị, xuất phát ở thượng tiêu, lưu hành ở ngoài mạch. Lưu hành mau, ở ngoài phân bố đi toàn thân, bên trong thì vào tạng phủ; có tác dụng làm ấm tạng phủ, bên ngoài đi ra cơ biểu, có tác dụng đóng mở lỗ chân lông do đó bảo vệ được cơ thể kháng ngoại tà.
c/ Huyết là gì?
Huyết là dạng vật chất quan trọng giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể. Huyết chu lưu tuần hoàn dinh dưỡng toàn thân: Phàm lông, da, xương, thịt, tạng phủ của người ta, nếu không có sự dưỡng của huyết, không thể hoạt động được, bởi vì huyết có tác dụng dinh dưỡng, cho nên huyết thịnh, hình thể cũng thịnh, huyết suy, hình thể cũng suy. Chỉ có huyết mạch điều hòa, tuần hoàn lưu lợi mới có thể làm cho da thịt, gân cốt, khớp xương của toàn thân có sức mạnh mẽ vận động như thường.
d/ Mối liên hệ giữa khí và huyết – Điểm gặp nhau giữa Đông y và Tây y:
Theo Y học cổ truyền “khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái đó là sức khỏe” nên khí huyết là vật chất cơ bản nhất của sự sống. Mọi vấn đề sức khỏe, đều liên quan đến khí huyết, mọi bệnh tật đều do khí huyết mà ra.
Sự điều hòa và tuần hoàn của huyết dịch (máu) cùng với khí có sự quan hệ rất lớn. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm. “Khí là thống soái của huyết”. “Khí đi, huyết cũng đi”.
Nghĩa là: CHỈ KHI KHÍ ĐỦ MẠNH MỚI CÓ THỂ DẪN HUYẾT (MÁU) ĐI NUÔI CƠ THỂ. NẾU KHÍ KÉM THÌ MÁU KHÔNG LƯU THÔNG, KHÔNG ĐEM CHẤT DINH DƯỠNG ĐẾN CÁC CƠ QUAN TẠNG PHỦ, CÁC TẾ BÀO VÀ LÚC ĐÓ CƠ THỂ SẼ ỐM YẾU BỆNH TẬT VÀ DẪN TỚI CÁI CHẾT.
Chiếu theo các luận điểm trên của y học cổ truyền, quá trình hô hấp (sự hít vào lấy oxy, thở ra thải cacbonic) của cơ thể được xếp vào loại “Tông khí: Là dạng không khí tự nhiên được hít vào, kết hợp với khí của tinh vi thủy cốc do tỳ vị tiêu hóa mà thành, được hình thành ở phế và tích tụ ở ngực, nó có tác dụng giúp phế hô hấp, giúp hành dưỡng huyết toàn thân.”
Trong các tài liệu của y học hiện đại, có một dạng hoạt động liên kết giữa “oxy và máu” được nghiên cứu rất rõ. Cụ thể như sau:
Trong máu có một đội quân protein vô cùng đông đảo, tên là Hemoglobin (còn gọi là huyết sắc tố).
Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan, tế bào theo chiều đi vào. Và vận chuyển cacbonic từ các cơ quan, tế bào trở lại phổi theo chiều đi ra để thải ra ngoài theo hơi thở.
Hemoglobin chỉ hoạt động tốt, nghĩa là chỉ giải phóng oxy cho các cơ quan, tế bào hấp thụ khi mà tỉ lệ cacbonic và oxy phải được giữ ở mức cân bằng là 1,5 (cacbonic) và 1 (oxy). Tỉ lệ này hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình hô hấp, sự hít vào thở ra của chúng ta.
Nếu tỉ lệ này bị đảo lộn, hemoglobin không giải phóng oxy (hay nói nôm na là không đảm bảo được vai trò vận chuyển oxy). Lúc đó các cơ quan tạng phủ, các mô, các tế bào bị đói oxy. Sẽ dẫn tới sự xáo trộn các phản ứng sinh hóa, các quá trình trao đổi chất. Và cơ thể sẽ ốm bệnh, sẽ chết!
ĐẾN ĐÂY, HOÀN TOÀN CÓ THỂ KHẲNG ĐỊNH:
Sự gắn kết mật thiết giữa oxy và hemoglobin chính là khái niệm “khí huyết lưu thông”, là “khí dẫn huyết” trong khí công và y học cổ truyền.
Thú thật là tôi đã mừng rỡ vô cùng sau khi đọc khá nhiều tài liệu đông tây y và thấy có thể coi đây là điểm gặp nhau giữa ĐÔNG và TÂY (y học cổ truyền – y học hiện đại).
Cũng xin thú thật là trước đó, tôi chưa gặp sự liên tưởng nào giữa “hemoglobin – oxy” với “khí – huyết” (theo quan điểm đông y) trong các tài liệu được đọc. Nên việc “phát hiện” ra sự kết dính như hai mặt của một đồng xu này đã giúp tôi sáng tỏ rất nhiều khi khẳng định và vững bước trong việc quyết tìm tòi, nghiên cứu các kĩ thuật thở, các bài động công để có thể khắc phục những chứng bệnh mà các phương pháp y học hiện đại, y học cổ truyền chưa thực sự có lời giải đáp thấu đáo.
Tôi viết những dòng này vào lúc 17h ngày 26/3/2021 (sự liên tưởng giữa “hemoglobin – oxy” và “lưu thông khí huyết. Khí dẫn huyết” tôi ngộ ra trước đó khoảng 3 tháng). Nếu sau này có ai đó dẫn ra được những tài liệu đã được viết vào những thời điểm trước đó (tính theo ngày xuất bản hoặc công bố trên mạng internet), thì tôi xin không “được chụp mũ” là ăn cắp ý tưởng, mà đó chỉ là một sự trùng hợp.
Đến đây, tôi đã trình bày xong những gì mình hiểu, mình ngộ được về mối liên hệ giữa các khái niệm được coi là kim chỉ nam, là nền tảng của mọi phương pháp, phác đồ điều trị trong y học cổ truyền, khí công với những nghiên cứu cụ thể của y học hiện đại. Cụ thể là khái niệm “Cân bằng âm dương” trong phần 4 và trong phần này là “lưu thông khí huyết. Dùng khí dẫn huyết” (hay còn gọi là THÔNG BẤT THỐNG, THỐNG BẤT THÔNG) qua sự lí giải cơ chế làm việc, sự gắn kết của “hemoglobin – oxy”.
Trên cơ sở những điều vừa trình bày, ở phần tiếp theo, tôi sẽ nói về việc CHỈ DÙNG KHÍ (CHỨ KHÔNG DÙNG THUỐC), NGOÀI RA CÓ THỂ (CÓ THỂ CHỨ KHÔNG NHẤT THIẾT) KẾT HỢP CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ KHẮC PHỤC BỆNH TẬT NÓI CHUNG VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÓI RIÊNG.