fbpx

KHẮC PHỤC TIỂU ĐƯỜNG VỚI KHÍ CÔNG HIMALAYA (PHẦN 6)

Trong 5 phần đầu, Thầy Trần Hoài Văn đã trình bày toàn bộ kiến thức lý thuyết về căn bệnh tiểu đường nhìn từ góc độ Đông Y và Tây Y. Ở trong phần 6 này, Thầy sẽ viết nghiên cứu của Thầy về căn bệnh tiểu đường theo Khí công Himalaya.
V/ NGHIÊN CỨU CĂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO KHÍ CÔNG HIMALAYA:
Từ phần này trở đi, chúng ta sẽ mổ xẻ căn bệnh tiểu đường và đề nghị những giải pháp khắc phục dần dần (đương nhiên là “dần dần” chứ tôi tin rằng cả tôi và bạn đều không hoang tưởng tới mức đòi mọi thứ phải “ngay và luôn”) hoàn toàn dưới góc độ Khí công Himalaya và chế độ dinh dưỡng theo y học tự nhiên (cần phân biệt y học tự nhiên khác với y học hiện đại và y học cổ truyền).
Vậy chúng ta cùng mổ xẻ căn bệnh này bằng cách tóm tắt lại quá trình, nguyên nhân gây bệnh, ủ bệnh của nó. Cụ thể như sau:
Có thể bạn đã biết, đường là năng lượng quan trọng cho tất cả mọi hoạt động của cơ thể, cả về thể xác lẫn tinh thần. Hoạt động cơ bắp cần sử dụng đường, hệ thần kinh cần đường, tạng phủ, cơ quan, tế bào cần đường. Nếu ví cơ thể con người như một cỗ máy, một chiếc xe ô tô chẳng hạn… Thì đường (glucose) chính là xăng. Có xăng thì máy móc hoạt động, hết xăng thì chết máy (ở con người là tình trạng hạ đường huyết, có thể dẫn tới ngất xỉu, thậm chí tử vong).
Đường trong cơ thể được tạo ra từ đồ ăn thức uống khác nhau, chứ không nhất thiết phải hiểu máy móc là chỉ những đồ ăn ngọt mới sản sinh ra đường cho cơ thể. Thịt, cá, rau, hoa quả, cơm gạo, củ hạt… đều tạo ra đường cho cơ thể. Vì vậy, có những người cả đời chẳng ăn đường, ăn đồ ngọt bao giờ nhưng cơ thể vẫn đủ đường, thậm chí lượng đường vẫn cao, vẫn mắc bệnh tiểu đường.
Thức ăn vào cơ thể được tiêu hóa, chuyển hóa thành đường và các chất dinh dưỡng khác.
Trong trường hợp lượng đường cao hơn so với mức qui định mà cơ thể có thể chấp nhận được, thì não phát ra tín hiệu cho tuyến tụy (còn gọi là tụy tạng) để các tế bào beta tiết ra hooc môn có tên Insulin. Insulin điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ đường (glucose) từ máu vào tế bào, mỡ và cơ bắp, xương… Lượng còn lại sẽ được đưa vào gan dự trữ dưới dạng glycogen. Do đó, lượng đường trong máu sẽ giảm đi (không vượt ngưỡng).
Trong trường hợp cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, ví dụ như bị đói, đến bữa chưa được ăn… thì não lại phát ra tín hiệu cho tuyến tụy để các tế bào alpha sản xuất ra loại hooc môn khác có tên Glucagon.
Khác với Insulin làm thúc đẩy quá trình hấp thụ để giảm lượng đường trong máu, thì Glucagon lại làm cho gan chuyển hóa những gì dự trữ được, cụ thể là glycogen thành đường glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó mà cơ thể lại có “xăng” để hoạt động. Lượng “xăng” này được lấy ra từ “tổng kho” gan. Chính thế mà cơ thể không bị rơi vào tình trạng tụt (hạ) đường huyết, không bị ngất xỉu hoặc nguy hại đến tính mạng.
Trong những dòng vừa rồi, tôi đã lược bỏ hầu hết những gì phức tạp, khó hiểu từ các nghiên cứu của y học hiện đại và cố gắng diễn giải một cách sơ lược nhất có thể. Tuy nhiên, nếu những ai vẫn thấy khó hiểu, thì bỏ cmn mấy thứ glucose, glycogen, alpha, beta… đi.
Chỉ cần cố gắng nhớ được mấy chữ sau đây:
1/ Đường là năng lượng cho cơ thể làm việc được ở cả dạng hoạt động cơ bắp lẫn ý nghĩ (hệ thần kinh).
2/ Tuyến tụy quyết định lượng đường trong cơ thể.
– Nếu lượng đường cao, nó tiết ra Insulin để tế bào, mô, cơ, xương… hấp thụ đường. Phần còn thừa sẽ chuyển về dự trự ở gan. Như vậy tránh được lượng đường cao quá ngưỡng. Suy ra không bị tiểu đường.
– Nếu lượng đường thấp (cơ thể chuẩn bị hết “xăng”), nó tiết ra Glucagon. Thằng này kích hoạt, giải phóng những thứ dự trữ ở gan ra thành đường nuôi cơ thể. Như vậy tránh bị lượng đường quá thấp. Suy ra không bị hạ đường huyết.
Đấy, chỉ cần nhớ có thế. Nếu bạn không nhớ được thì có lẽ nên đem đầu mình đi trồng rau đi, vì bạn thuộc dạng “đầu đất” hết cỡ cmn rồi.
Ở đây cũng xin các nhà chuyên môn hết sức thông cảm, vì chúng tôi đang nói chuyện ở trình độ “a bờ cờ” sao cho mọi thứ có thể dễ hiểu nhất chứ không mang tính “academy – hàn lâm viện”.
Sau khi đã nhớ, đã hiểu những khái niệm đơn giản trên, chúng ta tiếp tục nhé!
SỞ DĨ Y HỌC HIỆN ĐẠI TUYÊN BỐ TIỂU ĐƯỜNG LÀ CHỨNG BỆNH NAN Y, KHÔNG THỂ CHỮA KHỎI BỞI KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN VÀ ĐẦY ĐỦ NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA CĂN BỆNH NÀY.
Vì sao như vậy?
Theo y học hiện đại, bệnh tiểu đường xuất phát từ những nguyên nhân sau (ở đây, tôi lại phải sơ lược những ý chính và diễn giải bằng thứ ngôn ngữ “a bờ cờ” để dễ hiểu):
– “Tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…”
Chúng ta thấy, nguyên nhân theo tây y là do “khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể”. Với vài chữ này, ta biết tiểu đường có 02 dạng:
– Tiểu đường tuýp 1: Ứng với mấy chữ “khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu”.
Nghĩa là do tuyến tụy bị “hỏng”, không sản xuất Insulin nên phải nhập nguồn Insulin nhân tạo từ bên ngoài vào bằng cách tiêm, uống. Số người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 ít thôi, chỉ chiếm khoảng 5-10%. Được lí giải là chủ yếu do nguyên nhân di truyền. Nó thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh ở trẻ em, những người trẻ tuôi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh xuất hiện tương đối muộn, ở người trưởng thành, gọi là bệnh đái tháo đường tiềm ẩn tự miễn ở người trưởng thành
– Tiểu đường tuýp 2 ứng với mấy chữ “hay (Insulin) giảm tác động trong cơ thể”. Nghĩa là tuyến tụy vẫn sản xuất Insulin nhưng hooc môn này không thực hiện được vai trò của mình là làm giảm đường huyết bằng cách “mở cửa” cho tế bào, mô, cơ, xương hấp thụ đường trong máu và đưa lượng đường thặng dư về dự trữ ở gan. Số người bị tiểu đường tuýp 2 chiếm 90-95%.
Tiểu đường tuýp 2 được lí giải là do rối loạn cơ chế chuyển hóa, do tế bào “kháng, nhờn” Insulin do tuyến tụy sản xuất ra.
Đái tháo đường tuýp 2 gây ra do mỡ, gan và tế bào ở các cơ không không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.”
Những nghiên cứu của y học hiện đại để đưa ra các nguyên nhân trên là ĐÚNG PHẦN NGỌN. NHƯNG CHƯA ĐỦ, VÌ CHƯA TÌM RA NGUYÊN NHÂN GỐC.
Tại sao lại nói như vậy?
Vì như ta thấy, trong tất cả các nghiên cứu của tây y về bệnh tiểu đường, danh từ “Insulin” được lặp đi lặp lại với tần suất dày đặc. Và có thể nói nó luôn bị nêu tên khi nói tới bệnh tiểu đường. Cụ thể là:
– Ở tiểu đường tuýp 1, do tuyến tụy không sản xuất ra (hoặc sản xuất không đủ Insulin).
– Ở tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn sản xuất Insulin, thậm chí sản xuất đủ nhưng do “tế bào kháng Insulin” nên không hấp thụ được lượng đường trong máu.
Chúng ta tạm gạt tiểu đường tuýp 1 ra (sẽ nói ở phần sau), mà tập trung phân tích về tiểu đường tuýp 2: Ở đây, theo tây y nhận định, cơ thể vẫn sản xuất đủ Insulin, nhưng do tế bào “kháng Insulin” nên “không thèm” hấp thụ lượng đường glucose trong máu, khiến chúng ta mắc bệnh tiểu đường vì hàm lượng đường trong máu quá cao.
À, mẹ cái bọn tế bào này láo nhể? Không có Insulin thì chúng mày không hấp thụ đường. Bây giờ bố mày (tuyến tụy) cung cấp đủ Insulin rồi, thậm chí là thừa mà chúng mày cũng cứng đầu cứng cổ dám KHÁNG INSULIN à?
Hì hục, đánh vật với cái cảnh “Không có Insulin thì bị tiểu đường. Có đủ Insulin cũng vẫn bị tiểu đường”… Cuối cùng là mệt mỏi, bất lực và nổi giận, các nhà “tây y học” tuyệt vọng quát lên: “Tiên sư quân này láo! Đem trị tội nó cho tao!” – bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc hạ đường huyết và nếu cần, nạp thêm Insulin nhân tạo vào cơ thể.
Và thế là các con bệnh tội nghiệp chỉ còn nước cả đời phải uống thuốc hạ đường huyết hoặc uống (tiêm) Insulin. Từ đó dẫn đến các biến chứng khủng khiếp như đã nói nhiều lần ở các phần trên (ngắn gọn lại là bao gồm biến chứng bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, suy thận và lưu lượng máu kém ở chân tay có thể dẫn đến phải cắt cụt hoặc tháo khớp…)
Ngoài việc cả đời phải uống thuốc hạ đường huyết, tiêm Insulin, thì bệnh nhân còn được khuyến cáo phải ăn kiêng hết sức nghiêm ngặt. Vậy là vĩnh biệt những món ăn khoái khẩu ngon lành để hàng ngày, mỗi bữa ăn ngao ngán nhìn những món rau riếc, củ kiếc, hạt hiếc… và có cảm giác mình như một con bò, con trâu vậy…
Đọc đến đây, chắc chắn các bệnh nhân tiểu đường sẽ nản vô cùng vì nó đúng với hoàn cảnh của mình trong hiện tại và cả tương lai đen tối trước mắt. Còn những người chưa bị tiểu đường cũng thực sự hoang mang.
Tất cả đều thốt lên câu hỏi “VẬY THỰC SỰ, NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?”
II/ KHÍ CÔNG HIMALAYA LÍ GIẢI NGUYÊN NHÂN CỦA CĂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (VÀ LÀ NGUYÊN NHÂN TIỀM ẨN CỦA TẤT CẢ NHỮNG BỆNH NAN Y KHÁC. NHƯNG Ở ĐÂY CHỈ TẬP TRUNG NÓI VỀ TIỂU ĐƯỜNG, CÒN BỌN UNG THƯ UNG THIẾC SẼ THANH TOÁN SAU).
Xin nói ngay và luôn: NGUYÊN NHÂN CỦA TIỂU ĐƯỜNG TỪ GỐC RỄ CHÍNH LÀ DO NGƯỜI BỆNH HÔ HẤP KHÔNG ĐÚNG CÁCH DẪN ĐẾN XÂM PHẠM, ĐẢO LỘN TỈ LỆ CACBONIC VÀ OXY TRONG MÁU, TRONG CƠ THỂ.
Tại sao lại nói như vậy?
Theo chính như những nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra: Tỉ lệ Cacbonic và Oxy trong cơ thể phải được duy trì ở mức 1,5 Cacbonic và 1 Oxy. Chỉ khi tỉ lệ này được duy trì thì mọi phản ứng sinh hóa, mọi quá trình trao đổi chất (carbohydrate, đường, chất béo…) mới diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả như CẦN PHẢI CÓ – CẦN PHẢI LÀ NHƯ VẬY.
Trong trường hợp tỉ lệ này bị xáo trộn, thì mọi thứ cũng bị xáo trộn theo. Từ những xáo trộn này, dẫn đến sự trục trặc, suy giảm, hỏng hóc… dẫn đến bệnh tật trong cơ thể, và cuối cùng là cái chết.
1/ Trước hết, nói về việc hít thở sai:
Chưa có con số thống kê cụ thể nào của khoa học về vụ hít thở đúng sai này cả.
Bởi đã bao giờ có ý tưởng, khái niệm nào về HÍT THỞ SAI CHÍNH LÀ NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ CỦA MỌI BỆNH TẬT đâu mà thống với chả kê?
Nhưng hoàn toàn không khó khăn gì khi chúng ta nghiên cứu qua về quá trình làm việc, hoạt động của hệ hô hấp (cũng xin viện dẫn theo nghiên cứu của y học hiện đại):
“Cơ thể sống được là nhờ năng lượng được giải phóng ra trong quá trình Oxy hoá ở các tế bào. Các phản ứng đó được thực hiện nhờ có Oxy được đưa từ môi trường vào và sau đó giải phóng ra CO2. Hô hấp là quá trình thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thông qua các hiện tượng cơ học, lý hoá học và điều hoà hô hấp.
1. Hiện tượng cơ học:
Là các động tác thở làm thay đổi thể tích của phổi, lồng ngực. Khí được đưa vào và ra ngoài cơ thể. Quá trình này thực hiện nhờ sự co giãn của các cơ hô hấp và áp suất âm tính của khoang màng phổi.
1.1 Các động tác thở:
1. 1. 1. Động tác hít vào:
– Mang tính chất chủ động.
– Tốn nhiều năng lượng do sự co của các cơ hô hấp.
– Được thực hiện nhờ dây thần kinh vận động hưng phấn điều khiển (dây phế vị).
+ Cơ hoành co làm vòm hoành hạ xuống lồng ngực to ra về chiều dọc.
+ Cơ liên sườn ngực co dẫn đến xương sườn dâng lên cao nhô ra trước.
Do đó lồng ngực nở ra trước và 2 bên. Lồng ngực nở, áp suất khoang màng phổi giảm dẫn đến phổi nở ra. Do sự chênh lệch áp suất khí giữa phế nang và môi trường bên ngoài, khí sẽ đi từ ngoài vào phổi.
Khi hít vào cố gắng : Đây là cử động theo ý muốn sẽ có sự tham gia của các cơ thở phụ. Sẽ hít được nhiều khí hơn so với bình thường.
1. 1. 2. Động tác thở ra:
Kết thúc kỳ hít vào các dây thần kinh vận động bị ức chế (dây phế vị), các cơ hô hấp không co mà giãn ra. Lồng ngực trở về vị trí ban đầu, thể tích phổi giảm theo, áp suất khí ở khoang màng phổi tăng, áp suất khí ở phế nang cũng tăng, vì vậy khí sẽ đẩy từ phổi ra ngoài.
– Động tác thở ra bình thường là động tác thụ động, vô ý thức, không tốn năng lượng.”
(Trích từ “SINH LÝ HÔ HẤP”)
Mặc dù đã giảm bớt, lược bỏ những phần dài dòng trong tài liệu này, nhưng có thể mấy dòng trên vẫn hơi dài với một số người. Vậy ở đây tôi xin mọi người chỉ cần nhớ 2 ý sau:
– Hít vào là quá trình được thực hiện hoàn toàn CHỦ ĐỘNG, nhờ sự tham gia của dây thần kinh vận động, của các cơ hoành, cơ liên sườn.
– Còn thở ra hoàn toàn chỉ “là động tác thụ động, vô ý thức, không tốn năng lượng.”
Điều này nói lên cái gì? Đó là chúng ta hoàn toàn chủ động, có ý thức khi hít vào. Nhưng thở ra hoàn toàn thụ động theo quán tính chứ không có một chút ý thức nào (trừ những người tập khí công, tập thiền lúc thực hành nếu được thầy giỏi, có kinh nghiệm lưu ý một cách cặn kẽ về việc hít vào, thở ra).
Chính vì vậy, ở những người cơ phổi yếu, quá trình hơi thở ra thường ngắn hơn hít vào từ nhiều tới rất nhiều. Nhiều khi sự chênh lệch giữa hít vào thở ra chỉ là khoảng 0,1 đến 0,2 giây, bằng mắt thường rất khó nhận thấy, cảm thấy. Nhưng tích tiểu thành đại sẽ dẫn đến hiện tượng “LƯỢNG BIẾN ĐỔI CHẤT” trong hóa học mà hầu như ai cũng đã nghe đến, biết đến.
VÀ ĐÂY CHÍNH LÀ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỰ XÂM PHẠM TỈ LỆ VÀNG CACBONIC – OXY (1,5/1)
(Đã nói rất nhiều lần ở những phần trước).
2/ HỆ LỤY (HẬU QUẢ) CỦA VIỆC HÍT THỞ SAI:
A/ Xâm phạm tỉ lệ vàng về khí trong cơ thể giữa Cacbonic và Oxy
Hậu quả của việc hít thở sai làm tỉ lệ vàng Cacbonic – Oxy trong cơ thể bị xâm phạm, đảo lộn làm tế bào không có đủ oxy. Mọi phản ứng sinh học, mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến tới sự rối loạn của tất cả các cơ chế làm việc của các cơ quan lục phủ ngũ tạng, các hệ hô hấp, tiêu hóa, chuyển hóa, hệ miễn dịch, hệ bạch huyết… Tóm lại là tất tần tật.
Ở đây, xin nhắc lại để chúng ta cùng nhớ: Cơ thể sống được nhờ phải nạp năng lượng qua các con đường:
– Đồ ăn thức uống mỗi ngày khoảng từ 3-5kg
– Nhưng lượng không khí mà chúng ta “ăn” vào hàng ngày gấp 4 lần lượng đồ ăn thức uống, tương đương gần 19kg.
Điều này nhắc nhở, khẳng định cho chúng ta cần phải nhớ: CƠ THỂ SỐNG ĐƯỢC, KHỎE MẠNH ĐƯỢC TRƯỚC HẾT LÀ NHỜ DƯỠNG KHÍ! SAU ĐÓ MỚI LÀ ĐỒ ĂN THỨC UỐNG.
Vậy khi chúng ta hít thở sai, thì đương nhiên quá trình “ăn” 19kg không khí kia đương nhiên là sai.
Khi nguồn “đầu vào” quan trọng nhất mà bị sai, thì đương nhiên cơ thể sẽ gặp vấn đề. Cụ thể là việc tiêu thụ, chuyển hóa cái lượng “3-5kg” đồ ăn thức uống kia sẽ hoàn toàn bị kém chất lượng một cách trầm trọng.
Tế bào không đủ oxy, tạng phủ không đủ oxy, hệ thần kinh trung ương không đủ oxy (ở đây, xin nói cho rõ: Não chỉ chiếm 1/50 trọng lượng cơ thể, nhưng lượng oxy mà nó cần phải có lại chiếm ¼ lượng oxy của toàn cơ thể).
Hậu quả là mọi cơ chế hoạt động, mọi quá trình chuyển hóa, trao đổi chất bị rối loạn (cụ thể ở tiểu đường là cơ chế chuyển hóa), các cơ quan, tạng phủ bị suy giảm chức năng… dẫn đến hỏng nặng. Điều này dễ nhận thấy ở những người bị tiểu đường bị suy thận, gan, thần kinh, tim mạch…
Quay lại với “thằng Insulin”. Khi chúng ta hiểu được một điều: Do hít thở sai, tỉ lệ vàng Cacbonic (1,5)/Oxy (1) bị xâm phạm nên đội quân Hemoglobin không giải phóng được oxy đến tế bào, đến các cơ quan nên các phản ứng sinh học, các cơ chế trao đổi chất bị ảnh hưởng, bị sai lệch. Dẫn đến việc tế bào không thèm “tiếp nhận” sự có mặt của Insulin, hay như tây y vẫn gọi là “hiện tượng kháng Insulin”. Và chính vì thiếu oxy, tế bào không hợp tác với Insulin (“kháng Insulin”) nên lượng đường trong máu không được tế bào, các mô, cơ, xương… hấp thụ.
Vậy THIẾU OXY LÀ NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ CỦA CĂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ INSULIN. BỞI Ở NHỮNG NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 CƠ THỂ VẪN SẢN XUẤT ĐỦ INSULIN KIA MÀ???
B/ SỰ ĐẢO LỘN TỈ LỆ VÀNG GIỮA CACBONIC – OXY DẪN ĐẾN HÀNG LOẠT SAI PHẠM KHÁC.
Như đã nói ở phần trên, khi tỉ lệ vàng giữa Cacbonic/Oxy bị xâm phạm, huyết sắc tố Hemoglobin không đảm nhận được việc chuyên chở, cung cấp oxy đến tế bào, cơ quan nên hàng loạt các cơ chế làm việc của cơ thể bị đảo lộn, sai lệch.
– Cơ chế chuyển hóa: Đương nhiên là bị kém hiệu quả, khi mà các phản ứng sinh học, quá trình trao đổi chất bị sai lệch, có vấn đề. Kết quả là nếu ai ăn những thức ăn chứa nhiều đạm thì do cơ chế chuyển hóa kém, bị tích đạm dẫn đến axit uric cao, mắc bệnh GOUT (gút).
Tương tự như vậy với người ăn nhiều bột đường, tinh bột, các đồ ăn, nước uống có hàm lượng đường hóa học, chất phụ gia cao… sẽ dễ bị tiểu đường.
– Hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới việc cơ thể không còn được bảo vệ một cách cần thiết. Hệ bạch huyết suy giảm, chức năng đào thải chất cặn bã của cơ thể cũng bị xâm phạm nghiêm trọng.
– Hệ thần kinh trung ương (não bộ) bị thiếu oxy dẫn tới hàng loạt sai phạm trong quá trình “thu, nhận” tín hiệu từ các cơ quan tạng phủ, dẫn tới việc “ban hành các mệnh lệnh” không đúng lúc đúng chỗ, gây náo loạn các cơ chế làm việc của cơ thể…
– Hàng loạt các cơ quan quan trọng như lục phủ ngũ tạng (tim, gan, thận, phổi, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, mật…) bị suy giảm chức năng, thậm chí bị hỏng…
TẤT CẢ NHỮNG SỰ TỒI TỆ TRÊN, TRƯỚC HẾT XUẤT PHÁT TỪ VIỆC HÍT THỞ SAI, TẾ BÀO KHÔNG NHẬN ĐƯỢC OXY, CÁC PHẢN ỨNG SINH HỌC, QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT BỊ ĐẢO LỘN…
ĐIỀU NGUY HIỂM NỮA XUẤT HIỆN, DÓ LÀ SỰ MẤT CÂN BẰNG GIỮA TỈ LỆ KIỀM VÀ AXIT TRONG CƠ THỂ (SẼ NÓI KĨ HƠN TRONG CHỦ ĐỀ BỆNH UNG THƯ)
Trước khi kết thúc phần này, tôi biết, có thể sẽ có một số người đặt ra câu hỏi: Tại sao cũng với cơ chế hít thở như vậy (hít chủ động, thở thụ động) mà trước đây xã hội loài người ít bị mắc bệnh tiểu đường, ung thư hơn bây giờ? Chẳng lẽ người xưa hít thở khác chúng ta à?
Tôi rất thích câu hỏi này và xin giả nhời luôn:
– Có thể bệnh ung thư đã có từ thời xa xưa, nhưng nó quá hiếm đến mức không được chỉ mặt đặt tên.
– Cũng tương tự như vậy, bệnh tiểu đường ngày xưa đã xuất hiện, được y học cổ truyền xếp vào bệnh “tiêu khát” (xem lại ở phần IV “TIỂU ĐƯỜNG DƯỚI GÓC NHÌN Y HỌC CỔ TRUYỀN). Nhưng bệnh này cũng không có nhiều người mắc phải như bây giờ.
– Cơ chế hít thở của chúng ta bây giờ có lẽ vẫn như cách đây hàng nhiều trăm năm về trước.
– Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng cái món “thức ăn không khí” của chúng ta bây giờ bị suy giảm nghiêm trọng về chất lượng so với ngày xưa không? Không khí trên toàn địa cầu bây giờ lượng oxy bị giảm đi nhiều so với trước đây. Lượng cacbonic tăng vọt (các bạn có nghe từ “hiệu ứng nhà kính” chưa?). Chưa kể là đủ các loại, các kiểu chất thải từ khói bụi hóa học, xăng dầu, công trình xây dựng…
– Đồ ăn thức uống của người xưa đâu có bẩn thỉu, độc hại, nhiều chất gây bệnh như bây giờ…?
– Người xưa chắc chắn lao động chân tay, vận động, hoạt động nhiều hơn cái bọn bây giờ. Vài bước chân là nhảy lên ô tô, xe máy, chân tay chỉ để đi từ nhà ra bãi lấy xe, để bước vào thang máy, để gõ bàn phím… Không có một hoạt động thể chất nào thường xuyên, đáng kể…
– Người xưa chắc chắn không thường xuyên phải chịu và chịu nhiều áp lực (stress) như bọn người bây giờ…
 (Phần cuối của chuỗi bài viết về chủ đề Khắc phục tiểu đường với Khí công Himalaya sẽ được Thầy Trần Hoài Văn chia sẻ dựa trên những kết quả thực nghiệm do những học viên bị mắc bệnh tiểu đường báo cáo lại sau khi tập các bài tập chuyên biệt)

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.