fbpx

KHẮC PHỤC TIỂU ĐƯỜNG VỚI KHÍ CÔNG HIMALAYA

"Để tránh được những hệ lụy hay biến chứng của bệnh tiểu đường như: huyết áp cao, mỡ máu, sơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, suy thận, suy gan, suy giảm thần kinh, mất trí nhớ, mù mắt, chân tay lở loét dẫn đến hoại tử...., thay vì phải uống thuốc hạ đường huyết, nạp Insulin nhân tạo vào người kèm theo những tác hại của hóa chất, bạn hãy chăm chỉ, kiên trì tập luyện khí công hàng ngày". Đây là lời khuyên của Thầy Trần Hoài Văn kèm theo những nghiên cứu, phân tích rất tỉ mỉ và logic từ góc độ của một người tập luyện và giảng dạy khí công lâu năm trong loạt bài về Khắc phục tiểu đường với Khí công Himalaya.
GỬI BẠN!
Dù bạn là bất kì ai, đang làm trong bất kì lĩnh vực, ngành nghề nào hoặc đã về hưu…
Bỗng một ngày trải qua cuộc khám sức khỏe tổng thể (đối với người đang đi làm thì khám định kì ở cơ quan), và bác sĩ nói bạn bị tiểu đường…
Lập tức, bạn bị sốc (shock), thậm chí sốc nặng. Sở dĩ có nỗi sợ hãi (đối với nhiều người là nỗi kinh hoàng như biết mình mắc ung thư) vì bạn đã được nghe nói về căn bệnh này, đã tận mắt chứng kiến người thân, quen, bạn bè của mình khổ sở, đau đớn, vật vã như thế nào với căn bệnh thế kỉ này một thời gian dài trước khi chết…
Bạn lập tức bám lấy bác sĩ để hỏi han, tìm mọi tài liệu khoa học liên quan tới tiểu đường để đọc hối hả…
Càng hỏi, càng đọc thì bạn lại càng hoảng hốt, sợ hãi hơn. Vì theo tài liệu của y học hiện đại, đây là một căn bệnh nguy hiểm và nan y!!!
Nguy hiểm vì từ tiểu đường, sẽ biến chứng sang những bệnh khác như: cao huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, suy thận, suy gan, suy giảm thần kinh, mất trí nhớ, mù mắt, chân tay lở loét, hoại tử, có thể phải cưa cụt…
Nan y vì đây là một căn bệnh (theo tài liệu y học hiện đại) được cho là không thể chữa khỏi, phải uống (tiêm) thuốc cả đời cho đến khi chết. Nếu chết già là may mắn, còn phần lớn sẽ chết vì chính tiểu đường hoặc những biến chứng…
Bạn thấy cuộc đời mình thật đen tối với những tháng năm trước mặt…
Bạn không biết điêu gì sẽ đợi mình, sẽ đến với mình trong số những “sứ giả của thần chết” vừa được liệt kê ở trên…
Mọi thứ dường như chấm dứt, sụp đổ.
HÃY BÌNH TĨNH NÀO!
Khi đọc bài viết này, bạn đang chuẩn bị nắm trong tay bảo bối để thoát khỏi nỗi kinh hoàng – căn bệnh thế kỉ có tên gọi TIỂU ĐƯỜNG kia! Bạn sẽ được trang bị tất cả mọi “vũ khí tối tân” trong cuộc chiến cam go này.
TUY VẬY, XIN LƯU Ý BẠN ĐIỀU NÀY: CÓ THỂ BẠN SẼ CHƯA THỂ KHỎI NGAY (HOÀN TOÀN) ĐƯỢC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CHỈ SAU MỘT THỜI GIAN NGẮN TẬP LUYỆN. NHƯNG HÀNG NGÀY BẠN SẼ KHÔNG PHẢI UỐNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT, KHÔNG PHẢI NẠP INSULIN NHÂN TẠO VÀO TRONG CƠ THỂ.
Từ đó, CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC NHỮNG HỆ LỤY, BIẾN CHỨNG MÀ NÓ GÂY RA. Cụ thể là: cao huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch, các bệnh về tim mạch, suy thận, suy gan, suy giảm thần kinh, mất trí nhớ, mù mắt, chân tay lở loét, hoại tử, có thể phải cưa cụt…
BẠN NHỚ NHÉ! THAY VÌ PHẢI UỐNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT, NẠP INSULIN NHÂN TẠO HÀNG NGÀY, THÌ BẠN TẬP KHÍ CÔNG. VỪA TRÁNH ĐƯỢC NHỮNG TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT, VỪA KHỎE NGƯỜI!!!
Với một điều kiện duy nhất: CHĂM CHỈ – CẦN CÙ TẬP LUYỆN HÀNG NGÀY.
Nào, chúng ta cùng bắt tay vào việc! Nhưng chúng tôi muốn bạn phải là một bác sĩ của chính mình, chứ không phải là một bệnh nhân thụ động làm theo những gì được bác sĩ “kê đơn, bốc thuốc”.
Vì vậy, trước hết, chúng ta phải trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản. Rất đơn giản thôi, nhưng bạn cần phải biết. Hãy bỏ một chút thời gian để đọc và hiểu.
Vì chỉ khi hiểu vấn đề, chúng ta mới vững tin, vững tâm vào công cuộc khắc phục bệnh tiểu đường, chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và những người thân!
Xin nói rõ là những kiến thức tiểu đường dưới sự nghiên cứu, mổ xẻ của tây y, tôi dẫn ra từ tài liệu chứ không bịa đặt.
I/TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?
1/Tiểu đường theo tài liệu của y học hiện đại:
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và tiểu đường loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
Loại 1 (Type 1, Juvenile diabetes)
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1 (type 1 diabetes), phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị.
Khái quát chung
Bệnh tiểu đường type 1 do sự bất thường tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết hormone insulin (có chức năng kích thích tế bào hấp thụ, sử dụng glucose huyết và kích thích gan polymer hóa glucose thành glycogen, từ đó làm giảm lượng đường huyết) trong khi tế bào đích của insulin không có hiện tượng kháng insulin (insulin resistance), đặc trưng bởi sự giảm nhạy cảm hoặc hư hỏng thụ thể tiếp nhận insulin, Insulin receptor).
Thông thường, bệnh đái tháo đường type 1 thường có nguyên nhân do di truyền. Nó thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh ở trẻ em. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh xuất hiện tương đối muộn, ở người trưởng thành, gọi là bệnh đái tháo đường tiềm ẩn tự miễn ở người trưởng thành LADA (Latent autoimmune diabetes in adults) hoặc bệnh đái tháo đường type 1.5. 80% người mắc bệnh LADA được chẩn đoán nhầm sang đái tháo đường type 2.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 1 chưa hoàn toàn được sáng tỏ. Dưới đây trình bày 02 nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường type 1.
Nguyên nhân di truyền (Hiện tượng tự miễn)
Phần lớn bệnh đái tháo đường do hiện tượng tự miễn (autoimmunity). Theo thống kê, cho thấy, bất thường ở hơn 50 loại gen khác nhau có thể gây ra bệnh tiểu đường type 1. Trong đó, phổ biến nhất là do đột biến ở locus IDDM1 (mã hóa cho protein HLA-DQ (nó là αβ heterodimer của phức hệ MHC II). Phức hệ MHC II xuất hiện trên bề mặt các tế bào trình diện kháng nguyên (APC, antigen presenting cell). Đột biến gen HLA-DQ làm hoạt động của MHC II bất thường. Khi một MHC-II trình diện mảnh kháng nguyên lạ (trong trường hợp này là các mảnh kháng nguyên như glutamic acid decarboxylase GAD, phosphatase, kênh tải kẽm (Zinc transporter)… của tế bào beta) sẽ kích thích tế bào lympho T hỗ trợ (TH) đến tiếp xúc, gắn với nó. Tế bào (TH) sẽ được hoạt hóa và tăng sinh, từ đó kích thích tế bào lympho B biệt hóa thành các tương bào (plasma cell) và sản sinh các tự kháng thể (autoantibody) kháng các protein trong tế bào. Hậu quả là tế bào beta giảm hoặc mất khả năng tiết insulin.
Nguyên nhân môi trường
Một số hóa chất có khả năng phá hủy tế bào beta tụy, làm xuất hiện đái tháo đường type 1.
Chất pyrinuron được sử dụng để diệt chuột. Chúng phá hủy tế bào beta đảo Langerhans, từ đó gây tiểu đường type 1. Thuốc này đã bị cấm lưu hành ở Mỹ bởi Cục bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (Environment Protection Agency).
Chất streptozotocin (STZ) phá hủy DNA tế bào đảo Langerhans và cũng gây tiểu đường type 1.
Nhiễm toan ketone do đái tháo đường
Do tế bào không thể hấp thụ và sử dụng glucose làm nguồn năng lượng tế bào nên cơ thể buộc phải oxy hóa (oxy hóa beta) một số chất béo ở mô mỡ (Adipose tissue) thành thể ketone (acetoacetate, 3-hydroxybutyrate), 3-hydroxybutyrate là nguồn năng lượng cho tế bào thay thế glucose. Tuy nhiên, các thể ketone có tính acid nên làm cho máu nhiễm toan, đây là hiện tượng nhiễm toan ketone do đái tháo đường (DKA, diabetic ketoneacidosis). Do đó, cơ thể buộc phải cân bằng pH máu. Một trong số đó là cơ thể tăng cường nhịp và độ sâu hô hấp (kiểu thở Kussmaul) để tăng thải CO2 (chất gây ra tính toan cho máu). Thường DKA hay xảy ra ở bệnh nhân type 1 hơn là type 2.
-Loại 2 (Type 2)
Còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, cơ thể bạn vẫn sản xuất đủ lượng insulin hoặc sử dụng insulin đúng cách.Trái với bệnh tiểu đường tuýp 1 (là tuyến tụy không thể tiết ra insulin), người bệnh tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn hoạt động như bình thường, nhưng vì một nguyên nhân nào đó các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể bạn.
90% đến 95% số ca tiểu đường là đái tháo đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát ở người lớn, ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 do bệnh béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em.
Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
Bệnh tiểu đường do thai nghén
Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3 – 5 % số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THƯỜNG CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN SAU:
-Tiểu nhiều
Do nồng độ glucose huyết cao, nên nồng độ glucose trong nước tiểu đầu cao. Nồng độ này vượt quá ngưỡng glucose thận nên một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần (proximal convoluted tubule). Vậy nên, glucose xuất hiện trong nước tiểu (đây là nguồn gốc của tên “Tiểu đường”). Lại có nồng độ glucose nước tiểu cao làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì thế, nước khuếch tán vào nước tiểu làm tăng khối lượng nước tiểu chính thức, gây tiểu nhiều (polyuria) làm cơ thể mất nước (dehydration). Sự mất nước làm tăng áp suất thẩm thấu trong cơ thể kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát nước (polydipsia).
Lượng nước tiểu thường từ 3 – 4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
-Ăn nhiều
Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng làm cho bệnh nhân nhanh đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.
-Uống nhiều
Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.
-Gầy nhiều
Dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao. Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7 – 10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
2/CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC COI LÀ AN TOÀN?
Thú thật là tôi như bị lạc vào ma trận khi xem thông tin này. Mỗi nơi đưa ra một thông số khác nhau…
Và nếu tìm hiểu kĩ, chúng ta sẽ giật mình, toát mồ hôi hột khi thấy cái gọi là “tiêu chuẩn chỉ số đường huyết” được đưa ra bởi các cơ quan, tổ chức được coi là có uy tín nhất thế giới về tiểu đường. Cụ thể là 2 cơ quan:
-Hội tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association-ADA)
-Liên Đoàn Đái Tháo Đường Quốc Tế (International
Diabetes Federation- IDF)
Vì sao phải “giật mình, toát mồ hôi hột”?
Bởi chính 2 tổ chức “có uy tín” này làm ăn cực kì tiền hậu bất nhất. Cụ thể là:
-Cho tới năm 1997 thông số đường huyết lúc đói 140mg/dl (7.77 mmoL/L) được xem là bình thường và khỏe mạnh.
Nhưng rồi vào cái năm 1997 đó, Hiệp hội các chuyên gia tiểu đường đã sửa đổi cách hướng dẫn và giảm mức giới hạn từ 140mg/dl thành 126mg/dl (7mmoL/L).
Điều này có nghĩa nếu bạn có nồng độ đường huyết lúc đói trên 126mg/dl, bạn đã bị bệnh tiểu đường.
Do đó bất kỳ người nào có mức đường huyết giữa 126mg/dl và 140mg/dl mà trước đó được xem là bình thường – ngon lành cành đào – thì bây giờ đã mắc bệnh tiểu đường. Như vậy là sau một đêm ngủ dậy, trên toàn thế giới (hơn 7 tỉ người) sẽ có thêm 14% dân số mới lọt vào danh sách bệnh nhân bị tiểu đường. Nghĩa là cả trăm triệu người ôm mặt khóc rưng rức bằng các thứ tiếng (trong đó có cả tiếng Mán và tiếng thổ dân)
Để làm cho tình hình xấu hơn, ADA đẩy mức chuẩn đường huyết lúc đói từ 126mg/dl xuống còn 100mg/dl (5,56 mmoL/L) vào năm 2003.
Lại một lần nữa, sau một đêm ngủ dậy, trên thế giới “bỗng xuất hiện” cả trăm triệu bệnh nhân tiểu đường “mới tinh”…
Lại cả trăm triệu người vừa đái, ị ra quần vì sợ hãi, vừa ôm mặt khóc rưng rức bằng các thứ tiếng (đương nhiên, vẫn có cả tiếng Mán và các thứ tiếng thổ dân)…
Sau đó người ta đã biết rằng các thành viên của ủy ban đưa ra chỉ số ngưỡng tiểu đường mới đều là các tư vấn viên được trả tiền từ các công ty dược lớn trên thế giới và tất cả các công ty này sản xuất thuốc điều trị tiểu đường.
Đến đây thì chúng ta đã hiểu “thực chất vấn đề” là gì? Nó chả khác gì điều mà các tập đoàn sản xuất vũ khí hay làm là xúi bẩy, gây ra chiến tranh, xung đột quân sự, bắn giết để có thể bán sản phẩm của mình cả…
Và bạn hoàn toàn có lí khi thốt lên một câu chửi hết sức tao nhã: ĐCM chúng nó!
Đọc đến đây, ắt hẳn sẽ có khá nhiều người, đặc biệt là những người có chuyên môn (bác sĩ chuyên khoa nội tiết chẳng hạn) giãy nảy lên: “Vớ va vớ vẩn! Làm gì có chuyện bác sĩ lại kết luận một người bị bệnh tiểu đường một cách nhanh chóng như vậy? Theo đúng qui trình, phải đo đường huyết lúc đói, lúc sau ăn 2 tiếng, đo đường ngẫu nhiên. Rồi lại còn phải xét nghiệm HbA1c. Chưa hết, còn thêm cả nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống nữa chứ!”
Vâng, đương nhiên, các bác sĩ muốn kết luận bệnh nhân bị tiểu đường, thì phải thực hiện tất cả những thủ tục này.
Vậy ở đây lại xuất hiện câu hỏi: Những xét nghiệm này theo tiêu chuẩn của ai ban ra?
Bộ Y tế ư? Đương nhiên!
Nhưng rất tiếc, những thông số, tiêu chuẩn mà Bộ Y tế ban hành lại chính là từ “các cơ quan có uy tín” ở trên- Hội tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association-ADA); Liên Đoàn Đái Tháo Đường Quốc Tế (International Diabetes Federation- IDF).
Họ “bẩu” thế nào, thì ta làm theo y hệt như rứa.
Lại xin trích nguyên văn từ một tài liệu y học:
“HbA1c là xét nghiệm có thể dùng trong chẩn đoán và sàng lọc đái tháo đường. Điều kiện phòng thí nghiệm và quy trình xét nghiệm cần được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của ADA (hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ), kết quả được xác định theo bảng dưới đây:
Xét nghiệm Đái tháo đường Rối loạn Glucose máu lúc đói (tiền đái tháo đường)
HbA1c ≥ 6,5% (48mmol/mol) 5,7 – 6,4% (39 – 47 mmol/mol)
Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo những bệnh nhân có Glucose máu kiểm soát tốt cần kiểm tra HbA1c ít nhất 2 lần/ năm. Những bệnh nhân có thay đổi phác đồ điều trị hoặc chưa đạt mục tiêu kiểm soát tốt cần được xét nghiệm HbA1c ít nhất 4 lần/ năm.”
Vậy là đã rõ: “Còn ai giồng khoai đất này” nữa?
Một khi họ đã “thương mại hóa bệnh tật” thì liệu những “chuẩn mực” mà họ đặt ra có đáng tin tưởng hay không (cụ thể là họ đã nhiều lần thay đổi chỉ số đường huyết như đã viết ở trên. Và những “nhà tư vấn” này đều được nhận tiền thù lao từ các tập đoàn dược chuyên sản xuất thuốc chữa tiểu đường)
Chưa kể là cá nhân tôi thấy vụ nghiệm pháp dung nạp glucose chưa thật sự ổn lắm. Xin trích dẫn nguyên văn từ một tài liệu y học về tiến trình thực hiện liệu pháp này như sau: “Cho bệnh nhân uống 75g glucose (hoặc 1,75 g/kg cân nặng cho đến 75g ở trẻ em) hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút”
Vậy, như ta thấy, ngoại trừ trẻ em thì còn được “cân đo đong đếm” cân nặng bao nhiêu…
Còn “bọn người lớn” thì dù người cao 2m hoặc hơn thế, nặng 200kg; Hoặc chỉ cao 1,4m, nặng 30kg (thậm chí có người còn thấp hơn, nhẹ cân hơn) thì đều phải “xơi” 75g glucose được hòa tan trong 250-300ml nước như nhau.
Tại sao chúng ta lại bỏ qua yếu tố: “Máu chiếm 7% trọng lượng cơ thể, với tỷ trọng trung bình khoảng 1060 kg/m3, gần giống với tỷ trọng nước nguyên chất (1000 kg/m3). Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu” (thông tin này có thể tìm thấy trong bất kì giáo trình y khoa nào về huyết học).
Vậy nghĩa là lượng máu ở người chiều cao cân nặng trung bình khoảng 5 lít. Những người cao lớn hơn sẽ phải tăng lên, còn người thấp bé nhẹ cân chắc chắn sẽ phải ít hơn (“Máu chiếm 7% trọng lượng cơ thể”)
Sự chênh lệch đến cả vài lít máu mà cùng “uống 75g glucose (hoặc 1,75 g/kg cân nặng cho đến 75g ở trẻ em) hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút”…
Thì liệu có cho kết quả chính xác hay không?
Câu trả lời dành cho bạn, nếu bạn đủ kiên nhẫn đọc đến dòng này.
Cá nhân tôi, khi viết những dòng này (mặc dù rất kính trọng những thành quả của y học hiện đại và đang cố gắng dùng các kiến thức của y học hiện đại để lí giải những khái niệm, nguyên lí tương đương của y học cổ truyền và khí công)… thì cũng thấy quả thật không có tính thuyết phục!
==============================
(Còn tiếp)

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.