fbpx

Khí công Himalaya: Vạn Bộ Trường Sinh

Khí công Himalaya Vạn Bộ Trường Sinh giúp làm mạnh Thận (Cật), từ đó giúp cải thiện các bệnh liên quan tới xương khớp, phát dục, nâng cao sự minh mẫn, tai thính...

Vạn Bộ Trường Sinh giúp làm mạnh Thận (Cật), từ đó giúp cải thiện các bệnh liên quan tới xương khớp, phát dục, nâng cao sự minh mẫn, tai thính…

Khí công Himalaya: Khám phá nguyên lý và tác dụng với sức khỏe

Trong số những bài tập ở mức độ cơ bản mà bộ môn Khí công Himalaya đã hướng dẫn tại Việt Nam cách đây 15 năm, Vạn Bộ Trường Sinh là bài tập phổ biến, được ưa chuộng bậc nhất, bên cạnh Ngũ Hành Động Công, Trường Xuyên Công và Nạp Khí – Xả Khí. Kể từ đó đến nay và tiếp tục trong tương lai, bộ môn đã và sẽ tiếp tục truyền thụ các bài tập khác có tác dụng hữu hiệu hơn, ở trình độ cao hơn.

“Vạn Bộ Trường Sinh”, nghĩa là nếu tập được một vạn (mười ngàn) bộ thì sẽ làm cho thận, cũng như cơ thể được mạnh lên. “Vạn bộ” ở đây nghĩa là lặp đi lặp lại một bộ duy nhất mười ngàn lần. Mà một bộ chỉ có 4 bước theo thứ tự: Phải lùi (chân phải lùi ra sau) – Phải tiến (chân phải tiến lên trước) – Trái lùi (chân trái lùi ra sau) – Trái tiến (chân trái tiến lên trước). Các động tác tay phối hợp với bước chân cũng giống hệt nhau ở mỗi bên trái và phải.

Tập được một vạn bộ thì sẽ làm cho thận, cũng như cơ thể được mạnh lên.

Vạn Bộ Trường Sinh hướng tới mục tiêu làm mạnh hai quả thận, tức cặp thận âm – thận dương trong Y học cổ truyền, hoặc thận trái – thận phải trong Tây Y. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng, thể hiện trong câu nói của Thánh y Hải Thượng Lãn Ông lúc sinh thời: “Trăm thứ bệnh thì bảy tám chục phần do thận yếu, thận suy mà ra

Giới y học phương Tây nghiên cứu và phát hiện ra “Lọc máu và chất thải là chức năng chính của thận. Thận sẽ lọc các chất thải và chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Chất thải sẽ được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu…”. Trong khi đó, lý thuyết Y học cổ truyền lại đưa ra một góc nhìn cụ thể, lí giải rõ ràng theo thuyết Âm Dương – Khí huyết và Ngũ hành.

Trong cơ thể ta có hai quả thận, cụ thể gồm thận tàng tinh – còn gọi là thận tinh, thận âm và thận khí – tức thận hỏa, thận dương. Chúng có sự liên hệ mật thiết, tinh được chứa trong thận âm và được chuyển hóa trong thận dương để trở thành khí nạp vào huyết.

Đặc biệt, Y học cổ truyền cho rằng: Cật (thận) là chủ của khí tiên thiên.

Thánh y Hải Thượng Lãn Ông

Ta cùng tìm hiểu về khí tiên thiên: “Khí tiên thiên là nguyên khí bẩm sinh, tinh khí sinh ra từ thận, thừa hưởng từ cha mẹ truyền cho”. Tức khí tiên thiên chính là những gì tinh túy nhất của cơ thể, cũng là nguồn gen trội ta nhận được từ cha mẹ. Thánh y Hải Thượng Lãn Ông từng dạy rằng, muốn chữa bệnh nặng phải chữa tiên thiên. Khí tiên thiên vô cùng quan trọng, quyết định nền tảng sức khỏe cốt lõi của mỗi người.

Thánh y Hải Thượng Lãn Ông cũng cho rằng sự cân bằng giữa Giáng Tâm Hỏa từ Tâm (Tim) và Ích Thận Thủy từ Cật (Thận) làm gốc cho sự cân bằng trong cơ thể. Hai tạng này được phân loại tương ứng với dương và âm – tương tự hình bát quái. Thận và tim có quan hệ mật thiết, tương quan chặt chẽ và chế ước lẫn nhau. Nếu quan hệ chức năng giữa thận và tim có bất thường thì sẽ phá vỡ phải sự cân bằng trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật, ốm đau.

Học viên đưa Vạn Bộ Trường Sinh đi khắp thế giới!

Tác dụng của Vạn Bộ Trường Sinh 

Như đã nói ở trên, Vạn Bộ Trường Sinh hướng tới mục tiêu làm mạnh thận, cũng đồng nghĩa với khôi phục, bồi bổ khí tiên thiên, cải thiện sức khỏe của thận, tạo ra sự cân bằng giữa thủy – hỏa, âm – dương trong cơ thể. Đồng thời, thận khỏe cũng là nền tảng cho những điều tuyệt vời dưới đây.

Xương cứng cáp, sinh tủy, bồi bổ não

Thận tàng tinh mà tinh lại sinh tủy. Tủy nằm ở trong xương giúp nuôi dưỡng xương cho nên được gọi là thận chủ cốt sinh tủy. Đồng thời, tủy cũng là nơi dẫn truyền thông tin từ não bộ tới các cơ quan vận động.

Chính vì vậy, nếu thận khỏe thì xương khớp cũng cứng cáp hơn, đi lại dễ dàng. Ngoài ra, thận sinh tủy, không ngừng làm đầy, bổ sung cho não, giúp đầu óc minh mẫn.

Tàng tinh, chủ về phát dục

Như đã nói phía trên, thận là chủ của khí tiên thiên, thứ sẽ quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ khi còn nhỏ cho đến lúc già, ví dụ như quá trình mọc răng, dậy thì, sinh sản và lão hóa. Người thận hư và tiên thiên không đủ khi nhỏ mọc răng hay đi lại chậm, lớn lên lại có cơ thể yếu ớt, sinh sản khó khăn, lão hóa sớm….

Liên quan tới vấn đề sinh sản, với nam nữ giới thận yếu thì sẽ mắc bệnh như tinh lạnh, liệt dương, di tinh, hành kinh bất thường, khó – không có con và phát dục không tốt.

Vạn Bộ Trường Sinh giúp cho cơ thể khôi phục được khí tiên thiên, đưa cơ thể trở lại đang thái tốt nhất với độ tuổi của mình. Đặc biệt liên quan tới nam giới, thận khỏe giúp các anh có thể giữ ấm ngọn lửa hạnh phúc trong gia đình, có sự tự tin mỗi khi bước vào “cuộc yêu”.

Trưởng bộ môn Khí công Himalaya Trần Hoài Văn

Thận khai khiếu ở tai, vinh nhuận ra tóc

Tai được thận tinh nuôi dưỡng, nên nếu thận hư thì ù, điếc tai, việc này thấy rõ ở người cao tuổi có thận khí và thận tinh suy yếu. Việc tập luyện Vạn Bộ Trường Sinh thường xuyên và đều đặn giúp khôi phục tinh, trữ nhiều hơn ở thận để từ đó khai khiếu ở tai.

Thận tàng tinh và tinh sinh huyết. Tóc lại là phần huyết thừa, được huyết nuôi dưỡng thường xuyên, có tính gắn kết cao. Ai có thận khỏe, tóc dày, tươi tốt, ít tóc bạc.

Thận chủ khí hóa nước

Nhiệm vụ của thận khí là chuyển hóa nước, nghĩa là mang nước từ thức ăn cung cấp tới cơ thể, cung cấp cho các cơ quan cần và loại bỏ nước thừa. Sự đối ứng này được thực hiện bởi ba tạng khác nhau, gồm cơ vận hóa thủy thấp, quản trị thủy và thận khí hóa nước.

Trong quá trình này, nước từ thức ăn trước tiên được hấp thu và lưu trữ trong cơ vận, sau đó được chuyển đến quản trị và từ đó tiếp tục vào thận khí hóa nước. Thận khí hóa nước tiến hành việc đưa các chất cần thiết từ nước trở lại cơ thể, đồng thời tiếp tục loại bỏ chất thừa qua quá trình này. Đồng thời, quá trình này cũng đẩy chất không cần thiết xuống bàng quang để thải ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy mà Y học cổ truyền vẫn ghép cặp “vợ chồng” Tạng – Phủ cho thận và bàng quang.

Thận khỏe, ngũ quan mạnh theo

Khí công Himalaya ứng dụng thuyết Tương sinh trong Ngũ hành

Chúng ta đều biết về sự liên quan giữa Ngũ hành và Ngũ tạng. Cụ thể như sau:

Hành Kim: Phế (phổi)

Hành Mộc: Can (gan)               

Hành Thủy: Cật (thận)

Hành Hỏa: Tâm (tim)

Hành Thổ: Tì (lá lách)

Vạn Bộ Trường Sinh lấy lý thuyết tương sinh làm chủ. Chính vì vậy mà khi Thận thuộc hành Thủy, theo thuyết Tương sinh thì sẽ sinh Mộc, tức Gan. Như vậy, thận khỏe lên sẽ giúp Gan cải thiện, mạnh hơn. Tiếp tục, Mộc sinh Hỏa, tiếp tục ảnh hưởng tốt tới Tim, sau đó lần lượt tới Thổ – Tì (lá lách) và cuối cùng tới Kim – Phế (phổi). Từ đó, ngũ quan “kéo nhau”, cùng mạnh lên, đồng nghĩa với sức khỏe con người được đảm bảo.

Kết luận

Rèn luyện mỗi ngày với khí công Vạn Bộ Trường Sinh là bí quyết để cơ thể khỏe mạnh.

Không phải ngẫu nhiên có hàng chục – hàng trăm nghìn học viên tại Việt Nam vẫn chăm chỉ luyện tập Vạn Bộ Trường Sinh mỗi ngày, góp phần giúp tên tuổi của Khí công Himalaya Vạn bộ Trường Sinh đi xa, thậm chí vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Nhờ cơ duyên mà Trưởng bộ môn Trần Hoài Văn từng tiếp cận với các Hội Khí công quốc tế, từ nhiều nước trên thế giới, có chung nguồn gốc từ mảnh đất thiêng liêng Himalaya, đều đặc biệt coi trọng Vạn Bộ Trường Sinh và những tác dụng tuyệt vời mà bài tập này mang lại.

Tuy nhiên xin nhắc lại, Khí công Himalaya không phải “thần dược” hay “thần công” mà có thể NGAY LẬP TỨC chữa trị các vấn đề mà học viên gặp phải. Ngay từ cái tên bài tập đã thể hiện rõ, bản thân mỗi học viên phải kiên trì thực hiện “vạn bộ” để cải thiện sức khỏe chính bản thân mình!

Tác giả: Chưởng môn phái Khí công Himalaya Trần Hoài Văn

Xin vui lòng ghi rõ nguồn “Câu lạc bộ Khí công Himalaya – https://khiconghimalaya.vn” khi phát hành lại thông tin trên.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.