CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ SỨC KHỎE (ÍT ỐM ĐAU BỆNH TẬT)???
Giả sử phải trả lời câu hỏi trên, thì có lẽ, chẳng cần phải nghĩ ngợi lâu lắm, sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau…
– Tẩm bổ bằng những thứ quí hiếm, đắt tiền: Đông trùng hạ thảo, sừng tê, đồi mồi, cao hổ cốt, sâm nhung các kiểu…
– Uống các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng, càng đắt tiền, càng được quảng cáo nhiều, càng được nhiều người dùng thì càng tốt, càng đáng tin…
– Đồ ăn thức uống thật nhiều chất bổ dưỡng, bào ngư, vi cá mập, tôm hùm, yến sào… Hoặc ít ra trong bữa ăn phải thật nhiều thịt, nhiều cá…
– Phải tập luyện hàng ngày. Người thì dậy sớm, đi bộ hoặc chạy hàng chục km. Người thì tập yoga, thái cực quyền, khí công, tập gym, aerobic…
– Tranh thủ mà ngủ cho khỏe người. Tập tiếc gì, mệt bỏ cm… Dành thời gian ủ mưu kiếm cho thật nhiều tiền. Nếu ốm thì đã có thuốc. Có nhiều tiền, mua thuốc gì chẳng được…
Và rất nhiều câu trả lời khác…
Hiển nhiên một điều: Bất kì ai, khi sinh ra trên đời, đều được quyền lựa chọn cho mình một cuộc sống như mong muốn. Bao gồm cả nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, hưởng thụ…
Chính vì vậy, tôi sẽ không bàn luận gì về những ý kiến đó. Vì tôi tôn trọng lựa chọn của mỗi người.
Ở đây, tôi chỉ muốn chia sẻ từ góc độ cá nhân của một người nghiên cứu các phương pháp chăm sóc sức khỏe. Trước hết là cho chính mình đi đã, sau đó, nếu tự làm cho mình tốt rồi, thì mới nói tới hai chữ “cộng đồng”.
Do vậy, mọi luận điểm, ý kiến được nêu ra trong bài viết này, hoàn toàn mang tính chủ quan của người viết.
Xin nhắc lại, chỉ là sự chia sẻ chứ không áp đặt, không xui khôn, xui dại gì ai. Mọi người có thể đọc mang tính tham khảo. Thấy cái gì phù hợp, trùng hợp với suy nghĩ, hành động của mình thì làm theo. Thấy không ổn thì bỏ qua, thậm chí quên ngay nó đi, đừng nhớ làm gì cho nặng đầu!
VẬY THÌ: PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ MỘT CƠ THỂ KHỎE MẠNH, ÍT ỐM ĐAU BỆNH TẬT NHẤT CÓ THỂ?
Từ hàng ngàn năm nay, nhân loại đã luôn trăn trở để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Đã có nền y học cổ truyền tự ngàn xưa, với nhiều danh y nổi tiếng, nhiều bài thuốc cực quí… cực lạ… Hoặc những kinh nghiệm y học dân gian cực kì gần gũi, giản dị, hiệu quả được đúc kết tự bao đời…
Đã – đang – sẽ có nền y học hiện đại với đội ngũ y bác sĩ vô cùng đông đảo được đào tạo bài bản. Mất rất nhiều công sức học tập, tiền bạc, thời gian để “thành tài”… Nhiều bệnh viện hiện đại, bóng nhoáng, trang bị tận răng với những máy móc, thiết bị tối tân nhất và luôn không ngừng được hiện đại hóa…
Đã – đang – sẽ có nhiều nhà khoa học với những công trình nghiên cứu được giải Nobel… Nhiều bộ não siêu việt của nhân loại ngày đêm mày mò, nghiên cứu…
Đã – đang – sẽ có ngành công nghiệp y dược khổng lồ với những dự án nhiều tỉ đô liên quan tới những loại thuốc chữa các loại bệnh, từ cảm cúm, hắt hơi sổ mũi cho tới các bệnh nan y, ung bướu, tim mạch, tiểu đường… của các viện nghiên cứu, các tập đoàn y dược đa quốc gia…
Nói chung là có vô vàn các “Đã – đang – sẽ” này liên quan tới lĩnh vực sức khỏe của con người! Còn mục đích, động cơ của “nó” ra sao? Hiệu quả thế nào?… Sẽ nói tới ở phần sau của bài viết.
Bạn đã bao giờ vào rừng và bị lạc rừng chưa?
Khi vào một khu rừng lạ và bị lạc. Bạn sẽ sợ hãi. Nỗi sợ hãi ngày càng tăng, nếu bạn nhìn ngang, thấy vô vàn cây… Cây nào cũng giống cây nào. Chẳng có biển chỉ dẫn đường đi nước bước ra sao. Càng đi càng thấy hoang mang, vô định, hun hút không biết đường nào mà lần. Đi một hồi rồi lại chuyển hướng. Đi thêm lúc nữa, mỏi chân, vẫn thấy toàn cây là cây… Lại đổi hướng… Cứ thế thêm dăm lần thì kiệt sức và vẫn ở lạc trong rừng. Nhiều khi, lại quay trở về vị trí ban đầu…
Nhưng nếu bạn trèo lên một ngọn cây cao để xác định phương hướng mà mình cần phải đi (bây giờ thì nhàn hơn rồi, không phải trèo cây, rút điện thoại ra, mở google map hoặc sử dụng chức năng la bàn). Sau đó, cứ thẳng tiến theo hướng đã lựa chọn. Chắc chắn bạn sẽ thoát ra khỏi khu rừng đó một cách nhanh chóng!
Cũng tương tự như vậy, để khỏi ngộp trước khu rừng kiến thức mà nhân loại đã viết nên trước công cuộc nghiên cứu về sức khỏe con người, tôi đành khái quát hóa, thu gọn lại một cách cô đọng nhất cho dễ hiểu (theo kiểu gạch đầu dòng). Rồi trong quá trình tìm hiểu, muốn đi sâu vào cái “gạch đầu dòng” nào, thì mình ưu tiên thời gian, công sức cho nó.
Vậy thì, bắt đầu từ điều giản dị nhất. Bỏ qua tất cả những thứ rườm rà khác đi!
Và tôi bắt đầu từ một câu thành ngữ của ông bà mình để lại: BỆNH TỪ MIỆNG VÀO, VẠ TỪ MIỆNG RA.
Là người Việt Nam, hẳn ai cũng đã nhiều lần nghe tới câu này?
Đây chính là chân lí, vì nó không thể đúng hơn!
Bọn Tây có nói hơi khác đi “Bạn chính là những gì mà bạn ăn”.
Nhưng tựu trung cũng rứa!
Đã xác định được phương hướng “Bệnh từ miệng vào”, tôi lụi cụi tìm đọc sách vở liên quan tới vụ “bệnh – miệng” này. Hay nói cụ thể hơn, về những thứ mà con người ăn vào. Cái gì tốt, cái gì có thể gây bệnh…
Cũng từ vụ “miệng – bệnh” này, tôi mở rộng ra một chút nữa, thì thấy rằng: Con người “ăn” (nạp) vào cơ thể qua 3 nguồn. Đó là:
– Qua mũi: Hít vào, lấy ô xy
– Qua miệng: Đồ ăn, thức uống, các kiểu nạp dinh dưỡng.
– Qua da: Trao đổi năng lượng vũ trụ, hấp thu ánh nắng mặt trời (vitamin D).
Có 5 nguồn đầu ra. Đó là:
– Qua mũi: Thở ra, thải thán khí, trược khí ra ngoài
– Qua miệng: Nôn ọe, thải độc tố (khi ăn phải đồ ăn thiu thối, bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc cồn do nốc rượu, bao giờ chả nôn ọe, thậm chí “miệng nôn trôn tháo”)
– Qua da: Thải độc tố qua đường mồ hôi (lỗ chân lông)
– Qua đường tiểu
– Qua đường đại tiện.
Các “đầu ra” hoàn toàn phụ thuộc vào “đầu vào”. Nếu đầu vào ổn, thì đầu ra cũng sẽ ngon lành.
Xem xét 3 nguồn đầu vào, thì bản thân tôi là thằng tập Khí công Himalaya, do đó, khâu “MŨI” coi như được giải quyết bởi những kĩ thuật hít thở, những bài tập cực kì hiệu nghiệm. Tập cái gì, tập như thế nào…? Sẽ nói rõ ở những phần sau liên quan tới “Đầu vào – Mũi”.
Còn khâu “QUA DA”, thì cũng chẳng có gì là khó hiểu lắm. Hãy để cơ thể mình được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (thời lượng vừa phải), với không khí, thiên nhiên để hỗ trợ quá trình trao đổi năng lượng với vũ trụ bên ngoài. Đừng để bẩn quá mà lỗ chân lông bị bịt kín lại. Đối với những thằng lười tắm như tôi thì có thể áp dụng liệu pháp “tắm búng”…
Nhưng đối với chị em phụ nữ thì phức tạp hơn. Bởi đám đàn bà này rất chịu khó tô, trát lên cơ thể mình đủ loại hóa chất độc hại dưới những mĩ danh “kem dưỡng da, kem tránh nắng”… và trăm thứ dầu diếc chó gì đó mà tôi có sống thêm vài kiếp cũng đếch biết, đếch nhớ được…
Nếu những thứ này được làm từ thảo dược thật thì không sao. Nhưng nếu là hóa chất thì đích thực đám đàn bà đang cho cơ thể mình ăn toàn đồ độc hại. Hãy nhớ điều này: Ăn những thứ độc hại, bẩn thỉu qua da nguy hiểm như ăn qua đường mồm đấy! Vì từ da, sẽ ngấm rất nhanh vào máu. Nhanh hơn là qua mồm, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…
Tạm xong 2 khâu là “QUA MŨI” (sẽ nói kĩ sau) và “QUA DA” (nói thế là đủ rồi, đám đàn bà tự biết phải làm gì).
Đi sâu vào “ngâm cứu”, thì thấy rằng: Đã là động vật, thì “thằng” nào cũng ĂN, cũng “ĐÚT”. Nhưng nếu như các loài vật khác, chỉ coi việc ĂN đơn giản là nạp năng lượng để sống. Việc “ĐÚT” chỉ đơn giản là để duy trì nòi giống, sinh sản tự nhiên…
Thì đối với thằng người: ĂN và ĐÚT được nghiên cứu hết sức kĩ lưỡng. Được nâng lên thành nghệ thuật. Bao nhiêu sách vở, bao nhiêu trí tuệ, tiền bạc của các thế hệ bọn “thằng vật người” tự ngàn đời, từ đông sang tây, từ da vàng, trắng, đen, xanh… đổ ra để làm sao cho vụ ĂN và ĐÚT được sung sướng, viên mãn nhất!!!
Và cứ tuần tự, các thế hệ của “Thằng vật người” đều lại giở bảo bối của bọn tiền nhân ra học, hành… Lại bao công sức, thời gian, tiền bạc đổ ra để phục vụ cho cái nhu cầu ĂN và ĐÚT sao cho sung sướng, khoái cảm tột đỉnh!!!
VÀ VẤN NẠN ĐỐI VỚI “THẰNG VẬT NGƯỜI” CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU TỪ ĐÂY!!!
(Còn tiếp).