Hàng ngày tôi vẫn hay nhận được những câu hỏi khác nhau. Chủ yếu liên quan tới việc nhờ tư vấn về bệnh tật và cách khắc phục.
Nhưng hôm nay (cách đây 1 phút khi bắt đầu gõ những dòng đầu tiên này) tôi mở FB thì nhận được câu hỏi này của anh Nguyễn Văn Tuấn. Mặc dù đang rất bận, nhưng tôi vẫn muốn trả lời anh ngay.
Câu hỏi như sau:
“Một thông tin rất mới và bổ ích. Ai cũng cảm nhận được tác dụng của âm thanh với sức khỏe nhưng để lượng hóa ra thì lần đầu tôi được biết. Nhờ anh Hoài Văn có thể thì giải đáp giúp tôi 2 thắc mắc sau:
1. Các âm thanh có tần số 432, 528, 396Hz có lợi cho sức khỏe là dựa trên cơ sở nào?
2. Mỗi một người có đặc tính sinh học khác nhau (tạm gọi là cơ địa). Vậy các dải tần số âm thanh nói trên sẽ có tác dụng với từng người là khác nhau?”
Sở dĩ tôi trả lời ngay, vì nhận thấy đây là một câu hỏi rất thú vị.
Thú vị bởi nó rất hóc búa. Nếu không hiểu biết đến đầu đến đũa những việc đang làm thì chắc là tôi bị anh Tuấn cho “đo ván” luôn.
Nhưng rất may, nhờ được Sư Phụ chỉ dạy cực kì kĩ càng và hơn 2 năm lọ mọ vừa làm theo kiến thức được truyền dạy, vừa phải đọc thêm tài liệu, nên tôi sẵn sàng “tiếp chiêu”.
Tôi không hiểu anh Tuấn làm nghề gì? Có liên quan gì tới lĩnh vực nghiên cứu âm thanh hay không? Hoặc nếu không làm nghề này, thì anh có nghiên cứu gì về nó hoặc những thứ tương tự hay không?
Bởi câu hỏi này không dễ gì mà ai cũng có thể nêu ra được.
==================
OK, vậy tôi xin trả lời 2 câu hỏi của anh như sau:
I/ Các âm thanh có tần số 432Hz, 528Hz, 396Hz có lợi cho sức khỏe là dựa trên cơ sở nào?
Các tần số này được cho là có tác dụng chữa lành và cân bằng dựa trên cả nghiên cứu khoa học và quan niệm cổ xưa về sự hài hòa của âm thanh với cơ thể con người.
Những ngành khoa học nghiên cứu về âm thanh (nói chung và trong lĩnh vực để chữa bệnh) bao gồm:
– Âm học:
Là ngành nghiên cứu về âm thanh, bao gồm cách âm thanh truyền qua các môi trường, tần số, và tác động của âm thanh lên con người và môi trường.
-Âm nhạc trị liệu:
Đây là lĩnh vực sử dụng âm nhạc như một công cụ để cải thiện sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất.
-Âm thanh trị liệu:
Tập trung vào việc sử dụng âm thanh, đặc biệt là các tần số, để tác động đến cơ thể và tâm trí con người, giúp chữa lành và cân bằng năng lượng.
– Khoa học thần kinh âm thanh
Nghiên cứu mối liên hệ giữa âm thanh và hệ thần kinh, bao gồm cách âm thanh ảnh hưởng đến sóng não, cảm xúc và hành vi.
-Y học rung động:
Một nhánh của y học năng lượng tập trung vào việc sử dụng các rung động, bao gồm tần số âm thanh, để tác động đến cơ thể con người.
-Vật lí âm thanh:
Nghiên cứu các tính chất vật lý của âm thanh, bao gồm tần số và ảnh hưởng của nó lên vật chất.
Đó là nói về khía cạnh âm thanh nói chung và ÁP DỤNG TẦN SỐ ÂM THANH, ÂM NHẠC TẦN SỐ nói chung để chữa bệnh được soi chiếu, phân tích, mổ xẻ dưới góc nhìn của khoa học.
Còn dưới góc độ lịch sử của nhiều ngàn năm (thậm chí hàng chục, hàng trăm ngàn năm – bởi trước chủng người thứ 5, còn gọi là chủng Arian, chính là chủng người của chúng ta bây giờ, đã từng tồn tại các nền văn minh khác và phát triển rất cao) thì BẮT BUỘC CẢ ANH, CẢ TÔI VÀ CẢ CHÚNG TA PHẢI COI ĐÂY LÀ MỆNH ĐỀ.
Chính vì vậy, tôi mới viết ở ngay những dòng đầu “dựa trên cả nghiên cứu khoa học và quan niệm cổ xưa về sự hài hòa của âm thanh với cơ thể con người.”
Tôi sẽ đi vào phân tích ngắn gọn từng tần số mà anh hỏi theo góc độ khoa học (chứ nếu đã là mệnh đề rồi, thì anh biết đấy, hãy chấp nhận).
1/Tần số 432Hz:
Được coi là “tần số của tự nhiên” vì khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng nó đồng điệu với các tần số tự nhiên của vũ trụ.
Các nghiên cứu và trải nghiệm cá nhân cho thấy nghe nhạc ở 432Hz giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng và tạo cảm giác cân bằng.
Một số nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng âm nhạc ở tần số này tạo ra những dao động phù hợp với tần số tự nhiên của trái đất (7.83Hz – sóng Schumann).
2/Tần số 528Hz:
Khoa học đã chứng minh tần số này như “tần số của tình yêu” và phục hồi DNA.
Một số nghiên cứu cho rằng âm nhạc ở tần số này có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện trạng thái tinh thần và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
Có tài liệu chỉ ra rằng 528Hz có thể kích thích các tế bào trong cơ thể, đặc biệt trong việc tái tạo và cân bằng năng lượng.
Đây cũng là 1 trong 6 tổ hợp tần số có tên Solfeggo (mà tôi sẽ nói rõ hơn ở ngay phần sau)
3/Tần số 396Hz:
Thường được liên kết với việc giải phóng cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là sự sợ hãi và cảm giác tội lỗi.
Nghe nhạc ở tần số này có thể giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm hơn, giảm lo âu và mang lại trạng thái bình an.
Những tần số này không chỉ là ngẫu nhiên mà còn gắn liền với truyền thống cổ xưa (khoa học nghiên cứu và gọi đây là tần số Solfeggio) và gần đây đã nhận được sự chú ý từ các nhà nghiên cứu về âm thanh trị liệu.
[Mở ngoặc nói cho rõ: Tần số Solfeggio được tái khám phá vào năm 1974 bởi Tiến sĩ Joseph Puleo – theo ông, tần số Solfeggio được cho rằng có khả năng thâm nhập sâu vào ý thức và tiềm thức, kích thích sự tự chữa lành bên trong. Tiến sĩ Puleo đã trực tiếp nghiên cứu lại những tần số chữa bệnh này trong Book of Numbers (Một cuốn sách trong Hebrew Bible), sử dụng một tập hợp những phương pháp số để giải mã sáu mã mà lặp đi lặp lại mà ông tìm thấy. Kết quả của sự khám phá này có tên Tần số Solfeggio.
Nhà vật lý học, nhà phát minh, và kỹ sư điện Nikola Tesla (được gọi là “Người sao Kim”, theo sự rò rỉ tài liệu mật của FBI thì rất có thể ông đã từ sao Kim đến với trái đất) đã từng nói:
“Nếu bạn chỉ biết được độ lộng lẫy của 3, 6 và 9, thì bạn sẽ nắm giữ chìa khoá của vũ trụ”. Điều thú vị là “Ba con số được nhắc tới này lại chính là 3 số tạo thành sự rung rinh của sáu Tần số Solfeggio”.]
Hết mở ngoặc.
Có lẽ tôi sẽ kết thúc câu trả lời cho câu hỏi số 1 của anh ở đây. Vì tự thấy đã rất (khá) rõ rang rồi. Không cần phải đi sâu vào hơn vì nó sẽ gây nặng nề cho người đọc vì lí thuyết này không phải ai cũng hiểu được đâu. Nhưng nếu anh cần, tôi có thể cung cấp tài liệu.
II/ Mỗi người có đặc tính sinh học khác nhau (tạm gọi là cơ địa). Vậy các dải tần số âm thanh nói trên sẽ có tác dụng với từng người là khác nhau?
Trước hết, xin khẳng định luôn: Dù bạn là chủng người da trắng, da vàng, da đen… thì tuy có sự khác biệt rõ ràng về ngoại hình như màu da, kiểu tóc, hình dáng cơ thể, nhưng khi đi sâu vào cấu tạo sinh học và mã di truyền (ADN), khoa học đã chứng minh rằng những điểm chung chiếm ưu thế hơn nhiều so với sự khác biệt. Dưới đây là những điểm chính (anh Tuấn lại chịu khó đọc chút nhé):
1/Điểm chung trong mã ADN
Tỷ lệ tương đồng cao: ADN của mọi con người trên Trái Đất giống nhau đến khoảng 99,9%. Điều này nghĩa là chỉ có khoảng 0,1% khác biệt về di truyền góp phần tạo ra sự đa dạng về màu da, màu mắt, chiều cao, và các đặc điểm khác. (Chốc nữa, ở phần tiếp theo, tôi sẽ nói thêm về cái “0,1% khác biệt về di truyền” này)
Cấu trúc chung: ADN ở tất cả các chủng người đều được tổ chức thành 46 nhiễm sắc thể (23 cặp), bao gồm các gen chịu trách nhiệm cho mọi chức năng sinh học cơ bản như phát triển, miễn dịch, và trao đổi chất.
Cơ chế hoạt động: Các gen cơ bản chịu trách nhiệm cho những quá trình sinh học thiết yếu (như tổng hợp protein, sao chép ADN, và trao đổi chất) đều giống nhau.
2/Những yếu tố sinh học chung
Hệ thống cơ thể: Tất cả các chủng người đều có cùng cấu trúc sinh học cơ bản, bao gồm hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, và hệ miễn dịch.
Quá trình sinh hóa: Các enzyme, hormone, và các quá trình sinh học như hô hấp tế bào và chuyển hóa năng lượng hoạt động giống nhau ở mọi người.
Nhóm máu: Hệ thống nhóm máu (A, B, AB, O) và yếu tố Rh là đặc điểm chung giữa tất cả các chủng người, mặc dù tần suất các nhóm máu khác nhau tùy theo khu vực địa lý.
3/Sự khác biệt nhỏ
Đặc điểm ngoại hình: Màu da, hình dáng mắt, mũi, tóc, và chiều cao là kết quả của sự thích nghi tiến hóa lâu dài với môi trường sống.
Ví dụ: Người da đen có màu da sẫm để bảo vệ khỏi bức xạ tia cực tím mạnh ở vùng xích đạo. Người da trắng có màu da sáng hơn để hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt hơn ở vùng lạnh, ít ánh sáng.
[Chỗ này xin đừng nhầm với khả năng hấp thụ nhiệt nhé! Nếu hấp thụ nhiệt thì màu đen hấp thụ nhiều hơn là màu trắng.
Nhưng chúng ta đang nói về việc màu da sẫm chứa nhiều melanin, một sắc tố giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím (UV).
Còn màu da sáng ít melanin hơn, giúp cơ thể hấp thụ ánh sáng mặt trời hiệu quả hơn để sản xuất vitamin D.
Ở các khu vực có ánh sáng yếu, như vùng lạnh phương Bắc, cơ thể cần hấp thụ nhiều tia UV hơn để duy trì mức vitamin D cần thiết, đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe xương và hệ miễn dịch.]
Tần suất gen cụ thể: Một số gen liên quan đến khả năng chịu lạnh, dung nạp lactose, hoặc kháng bệnh dịch có thể xuất hiện nhiều hơn ở một số khu vực hoặc chủng người nhất định.
4/Kết luận: Sự thống nhất trong đa dạng
Cùng một loài: Tất cả chúng ta đều thuộc về một loài duy nhất, Homo sapiens, và có nguồn gốc chung từ châu Phi khoảng 200.000 năm trước.
Khác biệt là nhỏ: Sự khác biệt giữa các chủng người chủ yếu là do môi trường sống và sự thích nghi tiến hóa, chứ không phải do cấu tạo sinh học cơ bản.
Chính vì những “mẫu số chung” vừa nêu ở trên, nên thế giới văn minh cực lực phản đối sự phân biệt chủng tộc, sắc tộc, màu da… Đáng tiếc, đáng hổ thẹn thay những sự “phân biệt” này đã gây ra những cuộc chiến tranh, những cuộc thảm sát lấy đi sinh mạng hàng chục triệu người.
Mà nói đâu xa, ngay trong cái đất nước bé như cái dẻ quạt này, cũng đầy sự phân biệt. Trước hết là phân biệt vùng miền. Rất nhiều thằng ngu phân biệt, đối xử Bắc Kì, Nam Kì…
Ngu hơn một chút là ngay trong một “kì” đó thì phân biệt tỉnh nọ, tỉnh kia…
Ngu hơn nữa là trong một tỉnh thì phân biệt huyện nọ, huyện kia, vùng nọ, vùng kia…
Ngu nhất là mấy thằng rất ngu ở ngay trong một xã mà còn phân biệt thôn nọ, thôn kia… Đến mức trai thôn khác đến tán gái thôn mình là ra oánh bỏ mẹ nó đi. Nhẹ thì bị chúng hội đống nhấc lên ném xuống ao bèo hoặc hố cứt để làm nhục. Còn rủi hơn thì bị oánh cho thừa sống thiếu chết, hoặc chết thật luôn.
Nói đến đây, để anh đỡ buồn ngủ, tôi xin chia sẻ một kỉ niệm rất buồn cười: Hồi tôi khoảng 16-17 tuổi về quê chơi. Thằng anh họ (hơn tôi 4 tuổi) rủ tôi sang làng bên tán gái. Hắn rỉ tai thì thầm “Bọn gái cua đồng (một cách gọi miệt thị đám làng bên vì bọn này quả thật nằm ở vị trí hơi xa đường quốc lộ hơn cái làng quê của tôi một chút) xinh và dễ lắm. Trai thành phố như mày thì không cần tán, ngay buổi đầu tiên đã sờ… được ngay”
Tôi nghe thế khoái quá, gì chứ sờ… thì bố mày quá thích (tò mò vì đã biết mặt mũi NÓ thế nào đâu). Bèn hào hứng đi ngay với khí thế ngút trời.
Ai dè hai thằng vừa vào đến xứ sở “cua đồng” thì bị ngay một bọn trai “cua đồng” nó phục sẵn. Thấy hai thằng tôi là ào lên như kiểu “xung phong” và hét lớn “Oánh bỏ mẹ hai thằng phố xá này đi”.
Hai anh em tôi bị đấm túi bụi. Thằng anh họ tôi đếch biết đánh nhau nên toàn nấp sau lưng tôi. Sau giây phút bất ngờ vì bị thụi mấy phát, tôi nổi điên đúng chất “quân khu” (hồi đó tôi toàn mặc quần ga, áo bay, chân đi dép nhựa Tiền Phong trắng, còn gọi là GÒ TRẮNG; Đội mũ cối (còn gọi là ỔI TÀU. Một bên mũ đề BẠN NHÌN HƠI LÂU RỒI ĐẤY! Bên kia đề CHÚ Ý! RẤT NÓNG TÍNH). Thế là tôi nổi điên lên đấm đá loạn xà ngầu. Hồi đấy tôi học võ rồi, nên đá rất cao. Tôi toàn đá vào mặt mấy thằng “cua đồng”. Bọn này phần bị đau, phần vì chưa bao giờ thấy thằng náo đá vừa cao, vừa kinh như thế nên lủi dần.
Tôi và thằng anh họ không sờ… được, lại còn bị thâm tím mặt mày vác được cái xác không dính nước ao bèo, không dính cứt về nhà là may lắm rồi.
Tôi suýt đấm cho thằng anh họ một trận vì sau có mấy thằng rỉ tai “Nó gọi mày đi để oánh nhau hộ đấy chứ có sờ được cái L… ý”
Thôi, hi vọng là anh Tuấn hết buồn ngủ rồi.
Tôi lại nói tiếp nhá!
Sự hiểu biết rằng mọi chủng người có cấu tạo sinh học chung nhấn mạnh rằng sự đa dạng là vẻ đẹp của nhân loại. Dù bạn có là vàng, trắng, đen hay xanh lá cây, xanh da trời đi chăng nữa… Nhưng về bản chất, tất cả chúng ta đều bình đẳng và có quyền lợi như nhau trong việc được sống, học hỏi và phát triển.
Đến đây thì tôi hi vọng rằng cái điều băn khoăn trong câu hỏi thứ 2 của anh “Mỗi một người có đặc tính sinh học khác nhau (tạm gọi là cơ địa). Vậy các dải tần số âm thanh nói trên sẽ có tác dụng với từng người là khác nhau?” về cơ bản đã được giải đáp?
Thực ra, những điều tôi dẫn ra ở trên (trừ lần đi sờ… hụt và suýt bị quăng xuống hố cứt), phần còn lại là tôi lấy từ sách, tài liệu ra.
Chứ cái thằng tôi thì tuổi gì mà nghĩ ra được những thứ đó. Nhưng chẳng phải tất cả chúng ta nếu muốn biết, muốn tìm hiểu, nghiên cứu cái gì đó thì đều phải trông chờ vào các sách, tài liệu chuyên ngành đã được các nhà khoa học, nhà chuyên môn với những thiết bị hiện đại, với chiều dày thời gian nghiên cứu, phát hiện và đúc rút ra đó hay sao?
Thế nên dân gian mới có câu “Thế mới biết, việc học là vô cùng quan trọng”.
Còn nếu không “Nói như sách” như tôi vừa trích ra, thì với sự hiểu biết vô cùng ít ỏi của mình, tôi CHỈ CÓ THỂ NÓI VÀ DIỄN GIẢI MỌI VẤN ĐỀ MỘT CÁCH ĐƠN GIẢN NHẤT.
VÀ TÔI SẼ DIỄN GIẢI THEO CÁCH CỦA MÌNH NHƯ SAU: DÙ LÀ SẮC DÂN NÀO, CHỦNG TỘC NÀO THÌ CHÚNG TA VẪN CÓ NHỮNG MẪU SỐ CHUNG VỀ GEN, AND, NHÓM MÁU… DO ĐÓ, THẰNG DA VÀNG, DA TRẮNG, DA ĐEN HOÀN TOÀN CÓ THỂ CHO VÀ NHẬN MÁU CỦA NHAU CŨNG NHƯ HIẾN TẠNG CHO NHAU (NẾU CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC PHÙ HỢP).
BỞI TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU LÀ HẬU DUỆ CỦA CHỦNG HOMO SAPIENS, CÓ NGUỒN GỐC CHUNG TỪ CHÂU PHI KHOẢNG 200.000 NGÀN NĂM TRƯỚC (câu này vừa trích trong sách ở ngay phần “
4/Kết luận: Sự thống nhất trong đa dạng”)
DO ĐÓ, TÁC ĐỘNG CỦA TẦN SỐ ÂM THANH LÊN CHÚNG TA KHÔNG QUÁ KHÁC BIỆT ĐẾN MỨC GÂY RA NGUY HIỂM.
Đấy, nếu không dẫn từ sách ra thì tôi sẽ trả lời ngắn gọn như vây, anh Tuấn ạ.
Tuy nhiên, điều băn khoăn của anh không phải là không có lí. Bởi hiệu quả của sự tác động tần số âm thanh này có thể khác nhau tùy vào cơ địa và trạng thái tâm sinh lý của từng người.
Sở dĩ có sự khác biệt về hiệu quả (có người cảm nhận nhanh, nhận được tác động nhiều. Có người cảm nhận kém hơn, nhận được tác động ít hơn) vì mấy lí do sau:
Phản ứng cá nhân với âm thanh ở mỗi người mỗi khác nhau. Hay tôi lại xin phép được nói kiểu “nôm na mách qué” của mình khi dẫn ra ví dụ như sau:
Trong một buổi hòa nhạc chẳng hạn, sẽ có nhiều người tới xem và sẽ có những phản ứng khác nhau.
Có người lặng đi hoặc rú lên vì nó quá hay, thậm chí khóc nức nở.
Nhưng cũng có không ít những thằng cha nếu phải miễn cưỡng xem (vì một lí do nào đó: tiếp khách, hay sĩ diện ra vẻ hiểu biết, ra vẻ có học thức nên dẫn gái đi xem hòa nhạc – tất nhiên là con nào mới quen và chưa “chén” được) nhưng vì không có “tai nhạc” thì chỉ ngồi ngáp chảy hết nước dãi và trong đầu thầm nghĩ “ĐCM, gì mà lâu thế. Bố mày mệt lắm rồi, nhanh lên cho bố mày còn đưa con này vào nhà nghỉ…”
Trong trường hợp này, ông bà mình vẫn có câu “Đàn gảy tai trâu” là như vậy!
Túm cái quần què lại, tôi xin chốt hạ câu trả lời cho câu hỏi thứ 2 này của anh thêm phát nữa: Dù các tần số âm thanh này mang lại lợi ích cho sức khỏe theo lý thuyết và trải nghiệm thực tế, nhưng hiệu quả của nó đối với mỗi người sẽ khác nhau đấy. Và do đó, sẽ có người thấy bản nhạc tần số (mà thằng Văn đưa ra) này rất hợp với mình. Nhưng có người bảo “Chẳng ra cái chó gì cả. Ong hết cả thủ”.
Vì vậy, chúng ta thống nhất với nhau điều này: Âm thanh chữa lành không chỉ là một công cụ của khoa học hiện đại, của người xưa, mà còn là sự tương tác tinh tế giữa con người và môi trường âm thanh xung quanh.
Suy rộng ra thêm một chút: Cũng những bài tập mà tôi hướng dẫn cho mọi người, có người tập rất thích thú và cảm nhận rõ rệt được những ảnh hưởng tích cực, thấy rõ hiệu quả đối với sức khỏe.
Nhưng cũng có những người tập và “không thấy gì ngoài mất thời gian và mệt cả người”.
Có những người chưa hết khóa học hàng quí đã rất sốt ruột muốn theo khóa mới với sự khao khát muốn khám phá nhiều hơn về Khí công Himalaya.
Nhưng cũng có những người nhất định thấy môn này chẳng hay ho gì so với việc ăn mặc đẹp, ưỡn ẹo đi ra sân cầm vợt, cầm gậy, cầm cái của nợ gì mà môn này mới đây cực phát triển, nó giống như vừa đánh bóng bàn vừa đánh cầu lông…
Tương tự như vậy, có những người không suy nghĩ đến việc mỗi tháng trả mấy trăm ngàn để tham gia tập luyện, nhưng có những người “thà chết chứ nhất định không chịu mất tiền”.
Bởi vậy, để việc tập luyện có hiệu quả, thì phụ thuộc khá nhiều vào ý chí, niềm tin và sự cần cù, tính kỉ luật.
Đến đây thì quĩ thời gian của tôi dành cho bài viết trả lời anh đã hết (mất hơn 90 phút rồi đấy anh ạ).
Và tôi cũng “tràn đầy hi vọng” rằng trong 1 tiếng rưỡi vừa rồi đã giải đáp được 2 câu hỏi rất thú vị, rất hóc búa của anh.
Nói nhỏ điều này: Hồi trước, khi còn trẻ, nếu phải đánh nhau, tôi cũng thích đánh với những thằng gioi giỏi một chút, anh Tuấn ạ. Bây giờ tôi ở tuổi 57, vẫn phải đau khổ ngâm nga “Bác nay tuy đã già rồi…”, nhưng đôi khi vẫn thế đấy!
Cảm ơn anh đã cho tôi cơ hội “sống lại thời trẻ trâu” của mình!
Tác giả: Chưởng môn phái Khí công Himalaya Trần Hoài Văn
Xin vui lòng ghi rõ nguồn “Câu lạc bộ Khí công Himalaya – https://khiconghimalaya.vn” khi phát hành lại thông tin trên.