TỪ CHỖ CHỈ ĐỨNG ĐƯỢC 30 GIÂY ĐÃ NGÃ…
Sắp bước sang tuổi lục tuần, nhưng các thành viên trong câu lạc bộ bóng bàn vẫn nức nở khen chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1958, kế toán về hưu, sống tại TP. Hải Dương) là người đàn bà không tuổi. Sở dĩ nói vậy là bởi họ luôn cảm nhận được từ chị nguồn năng lượng tươi trẻ và thần thái rạng rỡ.
Chị Hồng cho biết, năm 45 tuổi, chị đã bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Ban đầu chỉ là những cơn đau vai, gáy, cổ khiến chị không thể ngẩng đầu lên. Muốn xem ti vi, chị phải đặt ghế lên giường để ngồi và nhìn xuống.
Tình trạng bệnh ngày càng xấu, hai cánh tay của chị bắt đầu tê bì, các đầu ngón nóng ran, đau rát, mùa đông phải đeo găng nếu không sẽ rất khó chịu. Nhiều hôm, chị đau tới mức không thể đưa tay lên chải đầu, bê bắt cơm ăn cũng không nổi.
Năm ấy, chị Hồng chạy chữa khá nhiều nơi, châm cứu, bấm huyệt, tiêm đủ các loại thuốc mà bệnh vẫn không có dấu hiệu suy chuyển. Bệnh cứ nặng dần và lan nhanh xuống cột sống lưng.
Không chỉ tê bì tay, chân chị Hồng ngay sau đó cũng có những dấu hiệu tương tự. Chỉ cần đứng lâu một chút, đầu gối tê cứng rồi lan xuống bàn chân khiến chị không trụ vững. Lúc này chị đi khám, bác sỹ kết luận chị bị thoát vị đĩa đệm đa tầng ở mức nặng.
Thoát vị đĩa đệm đa tầng là trường hợp thoát vị nhiều đĩa đệm cùng lúc. Ở trường hợp của chị Hồng, chị bị thoát vị đĩa đệm cả đốt sống cổ lẫn đốt sống lưng. Các bác sỹ cho biết, bệnh này cực kỳ khó điều trị và biến chứng rất nguy hiểm. Nó có thể khiến người bệnh liệt tứ chi hoặc đột tử ngày trong đêm.
Chị Hồng kể: “Trước đây, tôi rất chăm chỉ tập luyện thể dục. Hàng ngày, tôi chạy bộ lên xuống hơn 50 bậc cầu thang. Sau 40 lần chạy, tôi lên đĩa xoay lắc hông 1000 cái. Có thể do tôi tập luyện quá sức nên đĩa đệm mới bị lệch như thế.
Bệnh của tôi nếu ngồi xe máy thì có thể đi từ Hải Dương lên Hà Nội vô tư, nhưng chỉ đứng tầm 30 giây là tê bì chân và ngã nhào xuống đất. Đi đâu tôi cũng phải mang theo miếng bìa cứng, cứ được vài bước lại phải lót giấy ngồi phịch xuống nghỉ lấy sức. Dáng đi thì cong cong y như con tôm.
Có những ngày, tôi nằm bất động ở trong nhà, nhìn thấy người ta đi lại tấp nập ngoài phố mà “thèm khát” lắm, chỉ ước giá như ngay lúc này mình có thể đứng dậy và bước sang phía bên kia đường để nói chuyện với mấy chị em hàng xóm. Từ ngày tôi đổ bệnh, mọi sinh hoạt, chăm sóc gia đình đều do một tay chồng lo liệu, kinh tế cũng vì thế mà hao hụt dần.
Có bệnh thì vái tứ phương, cứ nghe thấy ai mách ở đâu có thuốc hay, thầy giỏi là tôi lại tìm đến với mong muốn chấm dứt những ngày tháng “đen tối”. Tôi đi nằm giường từ trường, loại giường mà người ta quảng cáo là chuyên điều trị xương sống, nhưng nằm 2 tháng chẳng có kết quả gì, vẫn đau đớn, khổ sở.
Rồi tôi lần mò xuống tận Hải Phòng, chữa bệnh theo kiểu châm cứu, bấm huyệt, thủy châm, điện châm cả tháng trời nhưng chỉ giảm đau một chút chứ cũng không ăn thua. Tại đây, tôi gặp một người và được cô ấy khuyên nên đi tập khí công Himalaya.
Cô ấy còn đưa ra dẫn chứng rằng thầy giáo của mình bị viêm đa khớp rất nặng, tưởng phải ngồi xe lăn, chữa 10 năm ở Ba Lan không khỏi, thế mà tập môn này một thời gian đã khỏe mạnh hoàn toàn.
Bản thân cô ấy bị viêm xoang lâu năm, sau khi tập khí công, bệnh cũng hết bay. Lúc đó, tôi nào có biết khí công Himalaya mặt ngang mũi dọc ra sao. Dẫu có phần sợ chết, nhưng tôi vẫn tặc lưỡi bảo cứ chữa theo Đông và Tây y đã, những cái khác tính sau”.
Những ngày tháng sau đó, chị Hồng mải miết tìm kiếm các phương pháp điều trị khác nhau, cất công “lên rừng xuống biển” tìm thuốc quý nhưng vẫn “trắng tay”. Đầu năm 2015, căn bệnh “tác oai tác quái” tới mức chị không đi được, chỉ ngồi, nằm một chỗ.
Bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết với tình trạng bệnh tật nặng như thế dẫu chị có mổ thì giỏi lắm cũng chỉ cầm cự được vài năm. Chưa kể quá trình phẫu thuật rất dễ dẫn đến những biến chứng, rủi ro khó lường.
Nghe lời khuyên của bác sĩ, chị không mổ nữa mà tiêm màng cứng vào cột sống nhưng chẳng thấm tháp gì. Lúc bấy giờ, khớp gối còn “lên cơn” tràn dịch khiến chị đã khổ lại còn khổ hơn. Chị phải đi hút dịch tổng cổng 3 lần, đắp đủ thứ thuốc vào đó rồi mà bệnh tật cứ trơ trơ.
Do nhiều năm về trước, chị Hồng bị tai nạn giao thông nên phần cơ của chân phải ảnh hưởng nặng nề. Viêm khớp gối kết hợp với thoát vị đĩa đệm đa tầng càng làm cho cuộc sống của chị thêm chật vật. Nỗi đau đớn về thể xác kéo dài hết năm này qua năm khác làm cho tinh thần của chị Hồng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chị liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng, trì trệ, bốc hỏa, dễ nổi cáu, mất ngủ triền miên. Đã có lúc bi quan, chị nghĩ “Hãy là mình chết quách đi cho chồng con đỡ khổ”. Sau cùng, chị Hồng nghĩ chỉ còn mỗi khí công Himalaya là chưa thử nên quyết định khăn gói lên Hà Nội một chuyến.
Lớp nhập môn khí công Himalaya kéo dài trong 10 buổi, các học viên được thầy Trần Hoài Văn truyền dạy cho các bài tập cơ bản để nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật. Buổi học đầy tiên với chị Hồng thật vất vả.
Chị chỉ đi được nửa bộ bài Vạn Bộ Trường Sinh đã nằm lăn ra đất nhưng vẫn kiên trì theo đuổi. Do bị bệnh lâu năm, phải uống nhiều loại thuốc, chị Hồng mắc bệnh viêm loét hành tá tràng.
Theo học khí công, chị phải uống thuốc giảm đau để tập. Đến buổi học thứ 7, bắt đầu có sự chuyển biến rất lớn trong cơ thể và chị không phải uống thuốc giảm đau nữa. Hai ngày sau, những cơn đau do bệnh viêm loét hành tá tràng không còn, chị có thể tập được cả bài hoàn chỉnh.
Thầy Trần Hoài Văn chia sẻ: “Năm 2015, chị Hồng đến học lớp nhập môn khí công Himalaya với khuôn mặt đau đớn, hơi sưng phù vì bị giữ nước do uống nhiều thuốc. Đôi chân tập tễnh đến mức chỉ đi Vạn Bộ Trường Sinh được chừng 30 giây là lại phải ngồi bệt xuống nền lớp để thở. Cả lớp học khi ấy phải dành riêng cho chị một khoảng trống để vừa tập vừa ngồi nghỉ.
Bệnh tật là thế nhưng chị lại là người rất nghị lực, vẫn cố gắng tập luyện đầy đủ chẳng vắng mặt buổi nào. Tôi luôn nói với các học viên của mình, trong cuộc sống, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều.
Bí quyết để sống khỏe, sống vui là phải khỏe mạnh và có tâm thiện, trí sáng! Những điều này không thể bỏ tiền ra mua được, dù có là rất nhiều tiền. Những điều này hoàn toàn có thể có được, nếu bỏ ra mỗi ngày một khoảng thời gian khiêm tốn để tập luyện. Và chị Hồng chính là một tấm gương sáng”.
Sau lớp học nhập môn, chị Hồng về nhà hăng say luyện tập. Trước những động tác khó, chị vừa tập vừa chảy nước mắt nhưng kiên quyết không bỏ qua. Buổi sáng ngủ dậy, chị tập đủ 5 bài cơ bản từ 6h sáng tới 12h trưa, đến mức ông xã còn lo lắng, sợ vợ tập nhiều quá mà phản tác dụng.
Sau gần 1 tháng “kết duyên” với khí công Himalaya, cân nặng của chị giảm từ 61kg xuống còn 58kg, sang tháng thứ 2 trở về mốc 56kg và đến bây giờ vẫn giữ vững được “phong độ”.
Bữa trưa và bữa tối, tôi ăn được 3 bát cơm, ngủ một mạch tới tận sáng. Sau 3 tháng miệt mài tập luyện, cơ thể của tôi khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực, chân cẳng không còn nhức nhối, cột sống cũng mềm ra và không thấy đau đớn gì.
Trước đây, tôi cứ khao khát được đi lại như người bình thường thì bây giờ đã có thể đi giày cao gót 7cm và chạy bon bon ngoài đường. Thực sự rất sung sướng! Đến nay, tôi đã tập khí công Himalaya được một năm rưỡi và không còn bị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng, viêm khớp gối và viêm loét hành tá tràng dày vò nữa.
Các kết quả kiểm tra đều cho thấy bệnh tật đã bỏ tôi mà đi. Cũng từ ngày ăn – ngủ – sống với khí công Himalaya, tôi có thể thoải mái, tự tin sải bước trên mọi nẻo đường, tham gia chơi bóng bàn với anh chị em trong câu lạc bộ. Mọi người đều khen tôi là người phụ nữ không tuổi.
Đặc biệt, môn phái này còn giúp tôi níu giữ được tuổi xuân của mình, tôi thấy yêu đời, yêu chồng con hơn. Chuyện chăn gối vợ chồng có khi còn tươi mới hơn cả ngày còn son trẻ, điều đó khiến chúng tôi trân quý nhau mỗi ngày”, chị Hồng hào hứng chia sẻ.
Hưởng được nhiều lợi lạc từ khí công Himalaya, chị Hồng không quên tri ân môn phái bằng cách truyền dạy và động viên rất nhiều bạn bè, người thân của mình đến tập luyện. Kết thúc buổi trò chuyện với tôi, chị cười bảo, có bệnh thì vái tứ phương và chị đã “vái” một phương đúng – đó là khí công Himalaya.