Các bạn thân mến!
Ở những phần trên, chúng ta đã nói khá kĩ về các trường phái “dinh dưỡng” khác nhau. Và tất cả những trường phái này đều có sự khác biệt (thậm chí rất rất khác biệt) so với chế độ dinh dưỡng truyền thống.
Tôi cũng đã chia sẻ với các bạn là bản thân đã trải qua hết tất cả các loại hình “dinh dưỡng” kể trên.
Và chúng ta thấy rất rõ: Sở dĩ “phát sinh” ra các phương pháp ăn uống “không giống với truyền thống” đó là dành cho những người đã, đang mắc bệnh và những người ăn để phòng bệnh.
Nhưng sau những trải nghiệm của bản thân, tôi đã rút ra cách ăn uống cho riêng mình mà vẫn đảm bảo khỏe mạnh (tôi tự tin như vậy).
Vậy cái cách ăn uống đó dư lào?
Đơn giản thôi:
Trước hết, tôi nhận thấy tất cả các trường phái “ăn uống” kia chỉ xét đơn thuần dưới góc độ dinh dưỡng.
Tôi hoàn toàn đồng ý khi nói, nghĩ rằng: Thức ăn quyết định sức khỏe. Điều này quá đúng. Ông bà mình cũng đã nói: “Bệnh từ miệng vào. Vạ từ miệng ra”. Nó là một chân lí!
Thế nhưng, vốn là một thằng “rất điên”, tôi không dễ chấp nhận cái được gọi là “chân lí” chỉ thuần về dinh dưỡng đó.
Hơn nữa, lại là người tập luyện khí công, tôi sẽ phải xem xét vấn đề dưới góc độ của khí công, chứ không chỉ thuần dinh dưỡng. Vì nếu vậy thì làm cmn nhà dinh dưỡng học đi cho rồi.
OK, vậy tôi sẽ lí giải cái cách mà chúng ta bị mắc các bệnh mãn tính như sau:
“Bệnh từ miệng vào” – Ý nói con người ta sống được, sống khỏe mạnh là nhờ đồ ăn thức uống sạch. Còn nếu là bẩn, thì sẽ bệnh tật.
Nhưng hỡi ôi, con người ta sống được đâu phải chỉ nhờ đồ ăn thức uống? Thế còn dưỡng khí thì sao?
Chắc chúng ta đã quá quen với những con số này:
-Một người bình thường (loại trừ những người quá ốm yếu bệnh tật, cơ thể bị suy nhược) có thể không ăn gì trong khoảng 30 ngày mà vẫn sống.
-Không uống gì trong khoảng 10 ngày vẫn chưa chắc đã chết.
-Nhưng nếu không hít thở chỉ khoảng 3 phút thì chết chắc (trừ một số ít có thể lên đến 4-5 phút).
Vậy cái gì quan trọng đối với sự sống của con người hơn: Cái thứ không có nó 30 ngày vẫn được, thứ không có nó 10 ngày vẫn sống, và cái thứ vắng nó chỉ 3 phút là đã chết…?
Câu trả lời đương nhiên là: KHÔNG KHÍ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI SỰ SỐNG, SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI.
Không khí ở đây chính là dưỡng khí, là ô xy.
Mà ô xy có được không phải nhờ ăn, uống, mà phải nhờ hô hấp (hít thở).
Rồi, tạm thế với cái sự suy luận rất giản dị, nhưng đúng một cách kinh người này đã.
Giờ, để hiểu tầm quan trọng của Ô xy (có được do hít thở), chúng ta xem xét một cách “hàn lâm” hơn, đó là dưới góc nhìn của khoa học, y học hiện đại:
Bằng những phương tiện hiện đại, đã từ hàng trăm năm nay, khoa học chứng minh rằng: TẾ BÀO LÀ ĐƠN VỊ CẤU TẠO CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG – MỌI CƠ THỂ SỐNG ĐỀU ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ TẾ BÀO! Nói nôm nay là từ tế bào tạo nên cơ bắp, tạo nên các cơ quan lục phủ ngũ tạng và tất cả những bộ phận khác trên và trong cơ thể con người.
Mà tế bào chỉ có thể khỏe mạnh được khi sống trong môi trường phải có đầy đủ ô xy.
Otto Warburg – nhà sinh vật học tế bào hàng đầu của thế kỷ 20, bác sĩ Y khoa người Đức từng đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931 nhờ công trình nghiên cứu đã khám phá ra căn nguyên gây bệnh ung thư có tên “Sự chuyển hóa của các khối u” (The Metabolism of Tumours).
Trong công trình của mình, ông đã chỉ ra rằng “Tất cả các dạng ung thư được xác định bởi 2 tình trạng cơ bản, là nhiễm axít và thiếu hụt oxy (Lack Of Oxygen) còn các tế bào khỏe mạnh đầy đủ ô xy và mang tính kiềm”
“Tất cả tế bào bình thường có một nhu cầu tuyệt đối là cần có oxy, nhưng các tế bào ung thư có thể sống không cần oxy mà không có một quy tắc ngoại lệ nào”.
Ông còn giải thích thêm “Lấy ra 35% oxy của một tế bào trong vòng 48 giờ, tế bào đó có thể trở thành tế bào ung thư”. Vậy để đảm bảo cho các tế bào hoạt động khỏe mạnh cần phải cung cấp cho chúng đầy đủ oxy và trong một môi trường kiềm tính.
Ô SỜ KÊ, đến đây, chúng ta tạm chia tay ông bác học đoạt giải Nobel “Sinh lí học và Y khoa” với công trình nghiên cứu về ung thư này. Kẻo đọc nữa, nói nữa là ong hết cả cái thủ đấy.
Suốt cả công trình công phu đoạt giải Nobel này, chúng ta chỉ cần nhớ:
“Không có bệnh tật nào, kể cả ung thư, có thể tồn tại trong môi trường kiềm (giàu ô xy)”.
Và nếu đã nhớ, đã hiểu được điều này, thì chúng ta buộc phải nhớ tiếp chân lí này: Ô xy vô cùng quan trọng đối với sự sống, đối với sức khỏe con người bắt đầu từ cấp độ tế bào! Mà muốn có ô xy thì PHẢI BIẾT CÁCH HÍT THỞ ĐÚNG!!!
Quay lại với 3 thứ tối quan trọng làm nên sự sống của con người là: DƯỠNG KHÍ (hít thở); DINH DƯỠNG (đồ ăn thức uống) và NƯỚC uống mà ta đã đề cập ở phần trước ông Otto Warburg này.
Nhớ nhé: Phải có đầy đủ 3 yếu tố này thì mới có sự sống, mới có sức khỏe. Không được phép thiếu bất kì yếu tố nào cả.
Chúng ta tiếp tục đi theo hướng này nhé!
1/CƠ THỂ BỆNH TẬT DO HÍT THỞ SAI:
Theo các tài liệu khoa học nghiên cứu về hô hấp, ít nhất 80 % số người từ khi sinh ra đã mắc chứng rối loạn nghiêm trọng, nhịp thở sai lệch so với quy luật tự nhiên.
HÍT THỞ ĐÚNG được chỉ ra rằng hơi thở ra luôn dài hơn hơi hít vào.
Chỉ trong điều kiện này thì quá trình trao đổi khí tối ưu mới được duy trì liên tục trong hệ thống tuần hoàn, trong đó lượng carbon dioxide (các bon níc) phải nhiều gấp 1,5 lần so với ô xy. Với tỷ lệ này (1,5:1), ô xy dễ dàng được tách ra khỏi huyết sắc tố (hemoglobin) và đi vào tế bào của tất cả các cơ quan mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong toàn cơ thể. Nhận được lượng oxy cần thiết, các cơ quan (tim, gan, phèo phổi, thận…) lấy đầy đủ dinh dưỡng từ máu (đường, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất, nước, v.v.), nhờ đó duy trì được sức khỏe.
Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, thời gian thở ra lại ngắn hơn thời gian hít vào. Nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch so với chuẩn mực tự nhiên này là do cơ phổi yếu, có thể do di truyền (từ cha mẹ) hoặc mắc phải trong điều kiện sống không thuận lợi. Trong những trường hợp như vậy, quá trình trao đổi khí 1,5 (các bon níc) :1 (ô xy) bị gián đoạn, dẫn đến sự bám dính quá mạnh của oxy với hemoglobin (huyết sắc tố). Kết quả là, không phải tất cả lượng oxy mà chúng ta hít vào đều đi vào các cơ quan mà chỉ một phần trong đó. Các cơ quan bị thiếu oxy sẽ không thể nhận được dinh dưỡng cần thiết (quá trình trao đổi chất không thể diễn ra nếu không có oxy) dẫn đến giảm chức năng và bị bệnh. Tất cả các bệnh tật mãn tính của chúng ta đều là hậu quả của chứng rối loạn chuyển hóa này.
Ở đây, xin mở ngoặc giải thích “hemoglobin” là gì?
Là huyết sắc tố có nhiệm vụ vận chuyển ô xy tới tế bào. Hình dung nó như là cái taxi, chở bọn khách có tên là ô xy. Thế nhưng do hít thở sai, tỉ lệ các bon níc và ô xy không bảo đảm là 1,5: 1 nên mấy thằng khách ô xy này bị trói chặt vào xe, không thoát ra ngoài để đến với các tế bào được. Do đó mà sinh ra vấn đề nọ kia như đã nói từ nãy đến giờ.
Theo đó, để chữa khỏi bất kỳ căn bệnh nào, cần phải bình thường hóa các quá trình trao đổi chất, do đó cần phải khắc phục những rối loạn này trong nhịp thở của bệnh nhân. Nhưng làm thế nào để làm điều đó?
Thì phải học thôi! Cái gì mà chả phải học. Học một cách nghiêm túc các bài tập, các kĩ thuật hít thở của Khí công Himalaya đi!
(Tôi nói thật đấy, đừng nghĩ là tôi đang câu kéo học viên đâu. Nói thật, loại học vớ vẩn tôi đang rất muốn đuổi đi đây! Hồi ở Quán Thánh, tôi đã đuổi nguyên một tầng gồm hơn 3 chục người vì tập thì ít mà ngồi nghịch điện thoại, buôn dưa lê, nói xấu người nọ người kia thì nhiều).
Chẳng phải ông bà mình cũng đã từng nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đó hay sao?
Nhưng nếu bạn chưa học được cách hít thở, thì cũng hãy bắt đầu từ bước đi cơ bản đầu tiên: Hơi hít vào phải ngắn hơn hơi thở ra. Nếu bình thường, bạn hít vào 3 giây (ví dụ thế), thì nên thở ra 4 hoặc 5 giây. Nếu hít vào 5 giây (cũng là ví dụ thế) thì nên thở ra khoảng 7 – 8 giây.
Nói đến đây, cho phép tôi bày tỏ sự không hài lòng, thậm chí là HẾT SỨC PHẪN NỘ khi trong giờ học ở cả lớp trực tuyến lẫn trực tiếp, khi tôi dạy và thực hành cùng các học viên NHỮNG KĨ THUẬT HÍT THỞ TUYỆT VỜI NHẤT CỦA KHÍ CÔNG TÂY TẠNG – HIMALAYA (chương trình đào tạo các Lạt Ma cao cấp), thì lại có một số người ngồi vọc điện thoại, số khác thì cuộn thảm đi về (ra cái điều “Bố mày đã tập xong động công rồi. Cần đ’ gì phải tĩnh công tĩnh ciếc, hít hít thở thở làm cái chó gì…”
Các bạn đang hành động một cách “HẾT SỨC THIẾU THÔNG MINH” (Tôi đành phải dùng cụm từ này thay cho một từ khác ngắn gọn hơn – chỉ với 3 chữ cái. Mà lẽ ra phải dùng từ có “3 chữ cái” kia thì mới chính xác!).
Không phải ai, không phải môn nào cũng có đủ combo các kĩ thuật hít thở tuyệt vời này đâu.
Rồi các bạn sẽ hối hận!
II/CƠ THỂ BỊ BỆNH DO THIẾU DINH DƯỠNG:
Việc thiếu oxy mãn tính ở hầu hết mọi người (như đã nói ở trên) do cơ phổi yếu hoặc môi trường sống… đã dẫn đến một sự thật hết sức hiển nhiên mà từ trước tới giờ chúng ta không xác định đúng nguyên nhân: Đó là tình trạng THIẾU HỤT DINH DƯỠNG.
Nguyên nhân cốt lõi của sự thiếu dinh dưỡng này là do THIẾU Ô XY.
Bạn đừng ngạc nhiên khi tôi nói như vậy. Và đừng vội cãi: TÔI ĂN NHIỀU, TOÀN ĐỒ BỔ DƯỠNG thì làm sao thiếu dinh dưỡng được?
Nhưng rõ ràng nhiều khi là thế đấy! Có thể bạn ăn nhiều, ăn toàn đồ bổ, ngon và tưởng mình ăn đủ chất – nhưng các cơ quan và cơ bắp của bạn lại luôn trong tình trạng đói, thiếu chất dinh dưỡng.
Nghịch lý dinh dưỡng này đương nhiên bạn không biết.
Và kể cả các bác sĩ cũng hoàn toàn không biết tới.
(Đọc tới đây, bạn đừng nghĩ tôi vênh vang tự kiêu tự đại vỗ ngực giỏi hơn bác sĩ nhé! Không, tôi không giỏi giang chó gì đâu. Chẳng qua là tôi được cái chịu khó đọc. Có những đợt tôi đóng cửa trong nhà như một thằng tự kỉ chỉ để đọc, để nghiền ngẫm. Những gì tôi viết ở đây không phải là kiến thức của tôi tự nghĩ ra, mà do thu lượm, chắt lọc được từ tài liệu, công trình nghiên cứu của các nhà bác học, chuyên gia y học thôi. Nhân đây cũng xin tạ ơn những tháng ngày bị nhốt trong nhà thời covid19, vì có vô cùng nhiều thời gian đọc sách mà không bị bạn nhậu quấy, gái quấy…)
Nguyên nhân của hiện tượng nghịch lý ĂN NHƯNG VẪN THIẾU DINH DƯỠNG này là gì?
Là bởi các quá trình trao đổi chất có bản chất là ô xy hóa, nghĩa là chúng chỉ có thể xảy ra khi có ô xy. Chỉ khi nhận được ô xy thì các tế bào cơ quan mới lấy chất dinh dưỡng cần thiết từ máu (đường, chất béo, protein, khoáng chất, vitamin, v.v.) và hoạt động bình thường.
Và chính vì chúng ta hít thở sai, nên không nhận được lượng ô xy cần thiết, các cơ quan trong cơ thể không thể nhận được dinh dưỡng cần thiết. Dẫn đến suy giảm chức năng và bị bệnh. Nói cách khác, thiếu ô xy sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về các cơ quan lục phủ ngũ tạng và toàn bộ hệ sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hóa.
Đây là một kết luận không có gì khó hiểu và không thể chính xác hơn!
Vậy để chữa lành các cơ quan bị bệnh, bạn cần loại bỏ tình trạng thiếu ô xy và dinh dưỡng trong cơ thể. Ngay khi bắt đầu hít thở đúng cách, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều nhận được lượng ô xy cần thiết và ngay lập tức bắt đầu lấy chất dinh dưỡng từ máu, điều này dẫn đến việc phục hồi chức năng và phục hồi “sức khỏe” của chính chúng.
Từ góc độ này, cũng có thể thấy rõ rằng việc chữa bệnh bằng thuốc là hoàn toàn vô ích. Để chữa lành, để khắc phục các khiếm khuyết, các vấn đề về sức khỏe, thì cơ thể (cụ thể hơn là các cơ quan bị bệnh) không cần được cung cấp hóa chất y học… mà là oxy và dinh dưỡng (đường, chất béo, protein, v.v.).
Rất tiếc là Y học hiện đại không có ý tưởng, không có một chút khái niệm nào về những điều mà chúng ta đang nói ở đây. Y học hiện đại chưa bao giờ đặt câu hỏi về việc CON NGƯỜI THỞ ĐÚNG HAY THỞ SAI? VÀ SỰ TAI HẠI CỦA THỞ SAI LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Do đó, các “nhà y học” không thể hiểu được nguyên nhân thực sự của căn bệnh – rối loạn chuyển hóa do thiếu ô xy và dinh dưỡng. Và do đó, các bác sĩ dồn trọng tâm chính trong việc điều trị bệnh là dùng thuốc, mà trên thực tế không một cơ quan (bộ phận cơ thể) hay căn bệnh mãn tính nào có thể được chữa khỏi bằng các loại thuốc tân dược, bằng những thứ hóa chất này cả.
Hơn nữa, nếu không hiểu rõ tình trạng thiếu ô xy và dinh dưỡng mãn tính trong cơ thể con người thì không thể hiểu được những hiện tượng như béo phì hoặc gầy quá mức, các bệnh về tim mạch, đái tháo đường mà họ cho rằng “không thể chữa khỏi”; Suy giảm khả năng miễn dịch, nguyên nhân gây tăng huyết áp và hạ huyết áp, và khả năng dễ bị tổn thương của cơ thể đối với các loại virus và vi khuẩn gây bệnh… Vân vân và mây mây…
Nói đến đây, có thể có bạn vẫn sẽ nghi ngờ: “Từ nãy tới giờ cái thằng cứt này toàn nói chuyện hít thở đúng với chả hít thở sai. Thiếu ô xy với chả thừa ô xy. Toàn lí thuyết suông. Có giỏi thì đi mẹ nó vào một vài thứ bệnh mãn tính, nan y phân tích cho bố mày nghe thử xem có ưng cái lỗ nhĩ không nào?”…
Ôi, mẹ kiếp!
Dài quá rồi, nhà bao việc nhưng có nhẽ vẫn phải tiếp tục viết để “thông não” cho cái đám con cháu Tào Tháo kia!
Nào, cùng đọc tiếp nhé!
-Từ trước tới nay, suốt bao thập kỉ, các bác sĩ đã phải vật lộn với vấn đề huyết áp cao và huyết áp thấp, nhưng không thể hiểu được nguyên nhân của những căn bệnh này. Và họ phán một câu xanh rờn: Huyết áp cao vô căn!!!
Ngoài huyết áp cao thấp ra, còn rất nhiều những kết luận VÔ CĂN với những bệnh khác!
Chẳng có cái con mẹ gì ở trên đời này là VÔ CĂN cả. Xét từ thuyết NHÂN QUẢ của Phật Pháp cũng vậy. Cái gì cũng phải có căn nguyên, lí do của nó chứ!
Vậy lí do là gì? Nói rồi đấy: Nguyên nhân này rất đơn giản và nằm ở vấn đề hô hấp ở bệnh nhân. Ví dụ, bệnh nhân đã ăn nhưng thức ăn chỉ đến được một phần các cơ quan trong cơ thể và cơ bắp – do thiếu ô xy. Dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
Do thiếu dinh dưỡng, tất cả các tế bào của các cơ quan trong cơ thể (TIM, GAN, LÁ LÁCH, PHỔI, THẬN, DẠ DÀY, RUỘT NON, RUỘT GIÀ…) bắt đầu bị suy giảm chức năng, dẫn đến bệnh nọ tật kia (Đọc lại công trình nghiên cứu của nhà khoa học Otto Warburg để hiểu tầm quan trọng của ô xy đối với tế bào và là khắc tinh của tế bào ung thư ở phần trên)
Do dinh dưỡng chúng ta ăn vào, thậm chí ăn rất nhiều qua đằng miệng, răng nhai, mồm nuốt ừng ực… Chui tất vào dạ dày.
Dạ dày co bóp cật lực để tiêu hóa…
Nhưng những “dinh dưỡng” này chưa được tế bào hấp thu vì thiếu ô xy (do hít thở sai).
Những chất dinh dưỡng này chỉ còn cách là đọng lại trong máu.
Máu lập tức đặc lại, sền sệt, sền sệt – đây là nguyên nhân khiến huyết áp sai lệch so với định mức.
Cũng chính vì cái thứ máu sền sệt này mà dẫn tới đông máu, lại phải há mồm ra nuốt đủ loại thuốc chống đông máu.
Vâng! Chính vì máu bị nhớt, bị sền sêt này dẫn đến những thay đổi xơ cứng, mảng bám và cục máu đông nhanh chóng hình thành – đây là nguyên nhân gây ra cơn đau tim, đột quỵ và việc cung cấp máu cho não và các cơ quan khác bị gián đoạn.
Để giải quyết tất cả những vấn đề này, các bác sĩ sử dụng hàng chục, hàng trăm loại thuốc – và mọi thứ đều vô ích.
(Nhân đây chúng ta càng hiểu vì sao đối với những người có bệnh, chế độ ăn chay, thực dưỡng, ăn thô… lại có tác dụng. Là bởi ăn kiểu này thì lượng dinh dưỡng từ nguồn gốc thực vật, thanh đạm hơn, dễ tiêu hóa hơn, giúp máu đỡ bị sền sệt, nhớt đặc dẫn đến đông máu)
Bản thân bệnh nhân có thể giải quyết tất cả những vấn đề này bằng cách bắt đầu thở đúng cách.
Khi thở đúng cách, ô xy đã đi đến tất cả các tế bào của các cơ quan. Chúng ngay lập tức lấy chất dinh dưỡng từ máu và phục hồi chức năng, phục hồi “sức khỏe của mình”.
Vì dinh dưỡng cuối cùng đã đến đích - đến các tế bào của cơ quan và cơ bắp, máu trở nên bình thường, có độ nhớt bình thường và kết quả là áp lực máu (còn gọi là huyết áp) ngay lập tức trở lại bình thường mà không cần sử dụng thuốc. Đồng thời, mọi thay đổi xơ cứng trong mạch máu đều biến mất – đây là cách ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ, việc cung cấp máu cho não và các cơ quan khác được phục hồi, toàn bộ cơ thể trở lại trạng thái khỏe mạnh bình thường.
Túm cái quần què lại như thế này:
Nếu chúng ta thở không đúng cách, các tế bào, các bộ phận cơ quan trong cơ thể của ta sẽ liên tục bị thiếu dinh dưỡng và đương nhiên sẽ suy giảm chức năng và bị bệnh. Đây là nguyên nhân của mọi bệnh tim mạch: thiếu máu cục bộ, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, rung nhĩ và rất nhiều bệnh mãn tính khác…
Điều trị những căn bệnh này bằng nhiều loại hóa chất là hoàn toàn vô nghĩa. Để cải thiện tất cả các bệnh này, bệnh nhân chỉ cần bắt đầu thở đúng cách. Sau khi nhận được ô xy, cơ tim ngay lập tức lấy chất dinh dưỡng cần thiết từ máu và phục hồi chức năng và trở nên khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, bất kể bạn gặp vấn đề gì (hoặc thiếu máu cục bộ, hoặc rung tâm nhĩ…) – bạn có thể tự khắc phục (theo thời gian) khá nhiều bệnh mãn tính mà không cần sử dụng thuốc.
Hi vọng là các bạn đang hiểu những điều mà tôi đã phải hết sức cố gắng để có thể trình bày một cách giản lược nhất, dễ hiểu nhất?
Ôi, nhọc quá!
Phần này xin dừng lại đây.
Hẹn các bạn phần sau.